Kỳ vọng về một nền y tế phát triển
GiadinhNet - Nhân 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam ( 27/2) PV Báo GĐ&XH đã ghi lại ý kiến của một số bác sỹ về những mong mỏi, kỳ vọng của họ về ngành y trước vận hội mới với ngành, cùng không ít thách thức.
Đánh giá đúng lao động ngành Y
“Tôi mong ước Nghị quyết Đại hội Đảng tới đổi mới toàn diện cơ chế vận hành nền y tế. Lao động y tế được đánh giá đúng mức theo thị trường để thầy thuốc có thể sống chân chính bằng vốn tri thức của mình”, Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ.
Theo bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, những vấn đề của mô hình y tế hiện tại: Y tế công lập chiếm vai trò chủ đạo và mang đặc trưng của mô hình bao cấp mà lao động y tế bị đánh giá thấp so với mặt bằng lao động chung. Một bộ phận người dân cũng đánh giá chưa đúng về lao động đặc thù này. Đa số các bà mẹ có thể vui vẻ bỏ ra 300-500 ngàn đồng một lần đi làm tóc, nhưng khó chấp nhận khi tiền công bác sĩ khám cho con là 200 ngàn đồng một lần khám bệnh. Một chủ xe nếu không may xe bị hỏng có thể bỏ vài chục triệu ra mua phụ tùng sửa ô tô nhưng khó khăn khi bỏ ra 5-10 triệu để bó bột cái chân gãy. Việc đánh giá này còn mang tính “coi nặng máy móc, coi nhẹ con người”. Tiền công khám bệnh thấp nhưng giá xét nghiệm, các kỹ thuật có liên quan đến trang thiết bị lại khá cao.
Bác sỹ Cấp cho rằng, hiện việc phục vụ y tế đang mang tính bắt buộc, được phân phối theo phân tuyến, phân vùng địa dư hành chính (mỗi huyện có 1-2 bệnh viện huyện, mỗi tỉnh có một vài bệnh viện tỉnh.Ví dụ Bệnh viện tỉnh Hưng Yên nằm giáp huyện Hưng Hà- tỉnh Thái Bình nhưng không thể phụ trách việc sức khỏe, chữa bệnh dân cư của tỉnh này. Ngược lại những huyện như Văn Giang giáp Hà Nội nhưng bệnh nhân người Văn Giang vẫn phải chuyển ngược về thành phố Hưng Yên).
Hiện nay, hiệu quả lao động của thầy thuốc đánh giá thông qua việc làm đủ ngày công. Chế độ tiền lương đều tính theo thâm niên, mức lương hành chính nên không đảm bảo đủ đời sống. Ngân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện tuyến Trung ương cũng chỉ chiếm 5-20% ngân sách hoạt động. Hậu quả là giá khám chữa bệnh thấp nên các bác sỹ phải khám nhiều, dành ít thời gian tư vấn cho người bệnh, chỉ định nhiều xét nghiệm. Điều này dẫn đến việc lạm dụng xét nghiệm, gây quá tải, làm tăng chi phí khám chữa bệnh.
“Theo tôi, việc đổi mới y tế cần phải làm như đổi mới nông nghiệp những năm 1986. Đó là trả tư liệu sản xuất về cho người lao động, xóa bỏ kiểu làm việc hợp tác xã và chế độ quy định giá bằng mệnh lệnh hành chính. Để thị trường tự điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Rất nhiều quốc gia đã thị trường hóa ngành y tế. Nhà nước nên trực tiếp hỗ trợ y tế cho người nghèo thông qua phúc lợi xã hội chứ không nên thông qua định giá thấp y tế”, Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp nói!
Các bác sỹ hãy thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ
Bác sỹ Bùi Đình Lĩnh sinh ra và lập gia đình tại Thái Bình nhưng ông lại gắn bó với đảo Phú Quý - Bình Thuận gần 30 năm. Hiện bác sỹ Bùi Đình Lĩnh là Giám đốc Bệnh viện quân dân y đảo Phú Quý – Bình Thuận. Ông nhiều lần được điều động về đất liền nhưng tất cả những lần đó, hàng trăm người dân trên đảo lại viết đơn xin để ông ở lại. Trước tình cảm của người dân, với lương tâm người thầy thuốc, ông tiếp tục ở lại với bà con dân đảo.
Khi được hỏi về những mong ước của mình nhân dịp ngày lễ 27/2, bác sỹ Bùi Đình Lĩnh cho biết, ông mong sao tất cả các y bác sỹ thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”. Theo ông, tiêu cực trong ngành y vẫn có nhưng đó chỉ là một số hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. Ông hy vọng nhân dân sẽ thấu hiểu về những khó khăn chung của ngành y và ủng hộ các thầy thuốc nhiều hơn nữa!
Bác sỹ Lĩnh đưa ra ví dụ về những khó khăn nơi ông đang công tác. Hiện chỉ có những tàu vận tốc nhỏ thường xuyên ra đảo. Mùa biển động, việc vào đất liền vô cùng khó khăn. Hiện để ra- vào đất liền, mỗi chuyến tàu trung bình mất 5 -6 tiếng. Trong khi đó, điều kiện về nhân lực và kỹ thuật y tế ngoài đảo còn hạn chế. Việc đi lại không thuận tiện đã khiến nhiều sự việc đau lòng xảy ra. Gần đây nhất, có một ngư dân bị tai nạn khi 2 tàu va đập vào nhau, ngư dân này bị chấn thương lồng ngực. Tai nạn này đòi hỏi phải cấp cứu rất nhanh và cần những kỹ thuật mà bệnh viện đảo không đủ phương tiện để cứu chữa. Và rất tiếc, vào đúng thời điểm biển động nên các tàu nhỏ dù có đưa được nạn nhân vào bờ thì cũng không kịp thời gian...
Bác sỹ Lĩnh cho biết, điều ông mong muốn nhất vào thời điểm này chính là việc đi lại của người dân trên đảo với đất liền được thuận lợi hơn, được bố trí những tàu vận tốc lớn để trong những trường hợp cần kíp có thể kết nối được với đất liền nhanh nhất.
Xuân và người Thầy thuốc
Xuân về giữa khung trời bệnh viện
Gió lao xao từng lộc biếc chồi xanh
Nụ mai vàng ngoài hiên chớm nở
Nắng lung linh chim ríu rít chuyền cành
Xuân về giữa cõi lòng bệnh viện
Tay ta gửi hơi ấm tay người
Chân bước vội vương màu áo trắng
Từng giọt máu hồng san sẻ muôn nơi
Xuân về giữa bình yên bệnh viện
Tâm hồn xuân hương sắc bên đời
Bên nụ cười hòa lòng nhân hậu
Bên lặng thầm người thầy thuốc xuân ơi .
Hồ Minh Trân
Xuân Ất Mùi 2015
P. Hoàng
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.