Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lạ lùng chuyện những chú cá bơi lội trong bể chứa nước thải bệnh viện

Thứ bảy, 07:00 26/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Trung tuần tháng 3/2016, chúng tôi vào thăm người thân - y sĩ Chấn, đang công tác ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An. Trong lúc hàn huyên, tình cờ chúng tôi nghe anh Chấn kể "câu chuyện lạ" về việc cá chép, cá diêu hồng được nuôi trong bể nước thải bệnh viện! Để giải tỏa sự ngạc nhiên của chúng tôi, y sĩ Chấn đã giới thiệu "người nắm chân tơ kẽ tóc vụ nuôi cá trong hồ chứa nước thải y tế sau xử lý" để hỏi thêm cho rõ.

Những chú chép, diêu hồng bơi dưới bể là bằng chứng chân thực nhất về hiệu quả của công nghệ và quy trình xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An. Ảnh: Đỗ Bá
Những chú chép, diêu hồng bơi dưới bể là bằng chứng chân thực nhất về hiệu quả của công nghệ và quy trình xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An. Ảnh: Đỗ Bá

Bằng chứng sống

Người mà y sĩ Chấn giới thiệu cho chúng tôi là anh Đinh Nhật Hưng- Trưởng phòng Hành chính - Quản trị - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An. Nghe chúng tôi ngỏ ý muốn tỏ tường chuyện về “cá diêu hồng, cá chép”, anh Hưng tươi cười, nhiệt tình nhận lời ngay.

Trên đường ra khu xử lý chất thải y tế , anh Hưng còn gọi điện yêu cầu ba kỹ sư môi trường của bệnh viện cùng đến để giúp chúng tôi tham quan và giải thích thêm khi cần. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An được xây dựng trong khuôn viên đất rộng gần 6 ha, cây xanh mát rượi, lối đi sạch như công viên. Khu xử lý chất thải y tế nằm cuối khuôn viên của bệnh viện.

Anh Hưng đưa chúng tôi thẳng đến để xem đàn cá bơi lội tung tăng dưới bể chứa nước thải, khu này nằm riêng biệt với khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại. “Đây là bể nước thải sau khi xử lý hoàn chỉnh trước khi xả ra sông Bảo Định. Các chỉ số do Sở TN&MT Long An thực hiện cho thấy nước này còn sạch hơn nước sông Bảo Định...”, anh Hưng nói.

Kỹ sư Hải, một trong ba người vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế, vừa nói vừa vung tay rải thức ăn cho đàn cá: “Anh xem bầy cá ngộ không nè!”. Quả thực bầy cá diêu hồng, cá chép xúm lại tranh giành thức ăn làm một góc bể chứa nước thải xao động, con nào con nấy lớn gần hai bàn tay. “Cỡ này nấu lẩu là hết xẩy rồi anh Hưng ơi”, chúng tôi đùa và cùng bật cười. Trong lĩnh vực xử lý nước thải mà đặc biệt là nước thải bệnh viện, những chú chép và diêu hồng đang tung tăng dưới bể là bằng chứng sống động và chân thực nhất về hiệu quả của công nghệ và quy trình xử lý nước thải y tế ở đây.

Chúng tôi cùng nhau đi ngược lại nơi thu gom nước để xem rõ quy trình xử lý. Cạnh bể chứa nước thải nuôi cá là phòng vận hành thiết bị. Cạnh phòng vận hành là bể xi măng kín lọc chất thải rắn và làm trong nước. Cạnh bể xi măng này là bồn thép không rỉ to như một tòa nhà, thiết bị xử lý nước thải y tế theo công nghệ tiên tiến nhất của Đức. Cạnh thiết bị chủ lực này là hồ thu gom nước thải y tế trong bệnh viện. Toàn bộ nước thải y tế trong bệnh viện tập trung về hồ này thông qua hệ thống bơm dẫn và được xử lý theo quy trình khép kín, tự động hoàn toàn.

Xử lý chất thải lây nhiễm thành chất thải y tế thông thường

Rời khu xử lý nước thải y tế, chúng tôi sang khu xử lý chất thải y tế lây nhiễm với thiết bị xử lý hiện đại của Pháp sử dụng công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt để xử lý chất thải lây nhiễm thành chất thải y tế thông thường.

Theo kỹ sư Hải, chất thải lây nhiễm trong bệnh viện khi đưa vào thiết bị xử lý sử dụng công nghệ vi sóng để xử lý hết yếu tố lây nhiễm, rồi được xay nhuyễn nên chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đều giảm cả khối lượng và thể tích. “Sau quá trình xử lý này, chất thải lây nhiễm của bệnh viện trở thành chất thải y tế thông thường và hàng ngày được Công ty môi trường đến thu gom, xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt”, kỹ sư Hải cho biết thêm.

Kỹ sư Hải cùng đồng nghiệp của mình đã sáng kiến thiết kế thêm hệ thống thoát khí (như máy hút hơi nóng trong bếp) và hệ thống thủy lực đưa chất thải lây nhiễm vào thiết bị xử lý (như trên xe thu gom rác). Nhờ sáng kiến này mà môi trường không khí khu vực xử lý chất thải lây nhiễm vận hành vừa đảm bảo, vừa không gây mùi khó chịu. Hiện khu xử lý chất thải lây nhiễm này đạt công suất trung bình 250kg/ngày.

Hiệu quả từ “dự án đặc biệt”

Bác sỹ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An chia sẻ với chúng tôi: “Hệ thống xử lý chất thải tại bệnh viện trước đây dùng công nghệ cũ, vừa không đảm bảo chỉ tiêu chất lượng đầu ra theo quy định, vừa yếu năng suất nên tình hình quá tải chất thải xảy ra liên tục. Nhờ được chọn vào dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện do Bộ Y tế khởi xướng với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới mà chúng tôi mới có được hệ thống xử lý chất thải y tế hoàn chỉnh, hiện đại như hôm nay...”. Hiện ngoài nhiệm vụ xử lý chất thải y tế cho bệnh viện 750 giường, chất thải rắn y tế phát sinh tại khu vực TP Tân An (từ các cơ sở y tế nhỏ cả tư lẫn công) cũng được thu gom về xử lý tại đây.

“Đây là dự án đặc biệt cả về ý nghĩa, tính thiết thực lẫn về phương thức thực hiện. Dự án không chỉ giúp kinh phí đầu tư hệ thống thiết bị xử lý chất thải y tế có công nghệ hiện đại, quy trình khép kín, mà còn giúp nâng cao năng lực nội bộ, từ lãnh đạo cao nhất đến từng nhân viên, về quản lý chất thải trong bệnh viện. Nhờ vậy mà nhận thức về vấn đề này trong toàn bệnh viện được cải thiện rõ rệt…”, bác sỹ Nguyễn Minh Tiến thông tin thêm.

Kỹ sư Hưng còn cho chúng tôi biết thêm, phương thức triển khai dự án này đặc biệt ở chỗ “đầu tư dựa trên kết quả”. Có nghĩa là bệnh viện phải chứng minh được hệ thống quản lý, xử lý chất thải y tế được đầu tư phải đạt quy chuẩn Việt Nam thông qua đơn vị kiểm định độc lập. “Nếu “đầu ra” mà không đạt quy chuẩn, thì đơn vị triển khai dự án (bệnh viện) phải hoàn trả vốn đầu tư. Phương thức khắt khe này khiến chất lượng dự án được đảm bảo tối đa”, Trưởng phòng Hành chính – Quản trị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An chia sẻ.

Dự án nhân văn

Long An là 1 trong 5 địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thí điểm thực hiện dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện do Bộ Y tế khởi xướng với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới.

Dự án này đang được Bộ Y tế xúc tiến triển khai trên toàn quốc với mục tiêu chung là giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế phát sinh từ các bệnh viện, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Ngoài các bệnh viện tỉnh và tuyến Trung ương, mỗi địa phương còn được dự án hỗ trợ thực hiện các “cụm xử lý chất thải y tế rắn nguy hại”. Tại Long An, 4 cụm xử lý đang được xây dựng tại TP Tân An, Hậu Nghĩa, Mộc Hóa và Cần Giuộc. 4 cụm này sẽ chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ chất thải y tế rắn, nguy hại phát sinh trên toàn địa bàn tỉnh.

Đ.Bá - T.Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 1 tuần trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 1 tuần trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Top