Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm bác sĩ buổi giao thời

Thứ tư, 09:00 18/02/2015 | Y tế

GiadinhNet - Thời cuộc đổi thay, buổi giao thời cái mới xen lẫn cái cũ, bao nhiêu con người của cuộc sống cũ bỡ ngỡ bước sang thời kỳ mới, với nhiều biến động về kinh tế - xã hội, về thế giới quan, nhân sinh quan… khiến người ta quay cuồng trong vòng xoáy vô tận của tiền tài, danh vọng, ảo tưởng…

Quay ngược thời gian, năm 2000, đối với ngành Y tế Việt Nam vẫn chưa có gì đổi mới, vẫn hoạt động theo cơ chế cũ. Điều này có nghĩa là nhà nước bao cấp hầu hết mọi hoạt động, mà đáng sợ nhất là bao cấp về biên chế, có nghĩa là biên chế của bệnh viện bị đóng khung cứng ngắc từ hàng chục năm không thay đổi. Do đó, bác sĩ mới ra trường từ Đại học Y Dược, TP.HCM không thể có chỗ đứng trong bệnh viện. Để khỏi quên nghề và tìm cơ hội, cơ may cho nghề nghiệp mà mình phải đổ bao nhiêu công sức, gian nan mới có được tấm bằng…chúng tôi đành phải xin làm không lương tại bệnh viện.

Con đường gian nan

Cuộc sống ngoài xã hội thay đổi từng ngày, sự hưởng thụ vật chất ngày càng lan rộng, tầng lớp mới có tiền ngày càng nhiều…Thế nhưng, sau cánh cổng bệnh viện, cuộc sống vẫn diễn ra như thời bao cấp: đồng lương ít ỏi, công việc nặng nhọc, đây là xã hội của sự hy sinh, cống hiến…thế nhưng ngoài giờ làm việc chúng tôi bị rơi vào một xã hội khác – xã hội tiêu thụ, với những nhu cầu vật chất của đời sống ngày càng cao…Không có tiền thì làm sao nghĩ đến chuyện lập gia đình, không có tiền thì làm sao hội nhập với xã hội vật chất, không có tiền thì làm sao có cuộc sống ổn định…

Để có thể bám vững với nghề y là chuyện không hề dễ dàng

Rất nhiều thử thách khốc liệt đang chờ chực chúng tôi bên ngoài cánh cổng bệnh viện. Đã có nhiều đồng nghiệp không trụ nổi với nghề, phải đành bỏ ra ngoài làm cho công ty Dược hoặc bỏ nghề chuyển sang buôn bán kinh doanh hoặc tìm cách lấy vợ/chồng Việt kiều để xuất ngoại, đổi đời…Nghề y đang đứng trước thử thách chưa từng có trong lịch sử, khi mà hàng trăm, hàng ngàn trái tim nhiệt huyết được đào tạo bài bản lại lao đao vì cuộc sống khó khăn…

Khóa chúng tôi ra trường đa số làm không lương ở bệnh viện. Bác sĩ không lương xếp hàng dài, đàn anh làm không lương trước, đàn em làm không lương sau…Chúng tôi nhìn bác sĩ biên chế mang bảng tên hiên ngang mà thèm "nhỏ dãi", vì chẳng biết ngày nào mình được nhận vào làm chính thức như họ. Cuộc sống không lương thật mờ mịt, ảm đạm như một đêm dài…

Đã làm không lương thì chắc chắn chỉ có học nghề, học để có kinh nghiệm lâm sàng, có thể tiếp nhận, xử trí bệnh nhân trọn vẹn và để bệnh viện thấy năng lực của mình, hy vọng một ngày nào đó khi có bác sĩ về hưu hay đi xuất cảnh sẽ được chọn lấp vào chỗ trống… Nhưng cái khổ của bác sĩ không lương không chỉ ở chỗ không biết khi nào được nhận vào, được biên chế mà còn không biết làm sao sống qua ngày chứ đừng nói đến tiền bạc để giành, giúp đỡ gia đình. Học Y khoa đã khó ngay từ đầu vào, 6 năm trời học tập cũng chẳng có thời gian làm gì thêm vì chương trình quá nặng nề, nên ra trường, vì tự trọng chúng tôi cũng chẳng thể nhờ gia đình thêm được, thế thì làm cách gì để tồn tại?

Vượt qua tất cả

Thông thường, bác sĩ tình nguyện chỉ được xếp trực cột 2, là cột của bác sĩ phụ, còn bác sĩ có kinh nghiệm, biên chế sẽ trực cột 1, tuy nhiên bác sĩ cột 1 thường phải làm phòng mạch nên rất cần người coi dùm phiên trực vài tiếng đồng hồ để họ vào trễ. Vì vậy cách kiếm tiền dễ nhất là nhận trực dùm cho các đàn anh đi làm phòng mạch hoặc trực cả đêm cho bác sĩ cột 2 nào muốn đổi trực. Những phiên trực thuê này được trả công xứng đáng. Nếu mỗi tuần trực vài đêm thì có thể đủ sống mà không cần viện trợ từ gia đình.

Tuy nhiên, trực thuê là công việc không ổn định vì lệ thuộc vào người khác…nên nhiều bác sĩ tình nguyện lại xoay xở cách khác…Một số đi làm trình dược viên buổi chiều hoặc làm ngoài giờ. Họ thường giấu đi thân phận của mình, làm thuê cho công ty để có tiền làm bác sĩ tình nguyện. Một số bác sĩ tình nguyện dày dạn kinh nghiệm hơn, khi đã làm không lương đủ 5 năm, họ xin chứng nhận của bệnh viện để mở phòng mạch. Tuy nhiên, phòng mạch mở ra có khách hay không lại là chuyện khác. Nhìn những anh chàng bác sĩ mặt non choẹt, búng ra sữa làm sao mà người bệnh dám tin tưởng đến khám…Chỉ có vài người trong số bác sĩ tình nguyện làm phòng mạch thành công, còn đa phần đều thất bại…

Ngày ấy tôi cũng đi theo chân các đàn anh tìm nhà thuê mở phòng mạch mặc dù biêt có nhiều khó khăn, túi tiền ít ỏi, nhà thì đắt, thuê rồi biết có kiếm được tiền trả hay không…Tôi thuê một cửa hàng tạp hóa nhỏ ven quốc lộ ở khu dân cư nghèo, giá tiền nhà không đắt. Sau khi mở phòng mạch, hàng ngày sau giờ làm việc, tôi đều ngồi đây từ 5-9h tối. Từ ngày tôi làm chẳng thấy bóng ai đên khám. Lạ hơn, mỗi khi thành phố lên đèn, tôi thấy rất nhiều cô gái tươi cười đứng trước cửa. Tôi hỏi chủ nhà mới biết họ là “gái bán hoa”. Thì ra, tôi thuê nhà ngay xóm nổi tiếng về tệ nạn. Thi thoảng các cô gái lại vào hỏi mua bao cao su hoặc khi công an đi dẹp tệ nạn xã hội thế nào cũng có vài cô chạy vào xin lánh nạn…Rồi mỗi khi các cô đánh nhau, tranh giành mối lại chạy vào phòng mạch xin bông băng, để lại mùi nước hoa rẻ tiền nồng nặc…Làm phòng mạch đúng 6 tháng, tôi “bỏ của chạy lấy người” vì lỗ nặng, lại trở về với cuộc đời trực thuê để sống qua ngày…

Rồi tôi cùng với rất nhiều bác sĩ khác đã vượt qua gian khổ và trưởng thành, vững bước đi lên, khẳng định mình, góp công sức vào những thành tựu y tế nước nhà. Tôi tự hào về những đồng nghiệp của mình ngày ấy, dù thế nào vẫn giữ vẹn niềm tin vào cuộc sống, vẫn giữ vẹn trái tim nhân hậu trước mọi cám dỗ vật chất để theo đuổi sự nghiệp thầy thuốc cao quý. Đầu xuân, nghĩ lại chuyện mười mấy năm trước mà cứ như hôm qua, tôi càng thêm tin tưởng vào đội ngũ thầy thuốc Việt Nam ngày nay. Dù vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng tôi tin chắc số ấy không nhiều, vì ai đã chọn ngành Y thì ít nhiều cũng có trái tim nhân ái.

TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu

Phó Giám đốc bệnh viện Nguyễn Trãi, TP.HCM

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine

Sống khỏe - 6 giờ trước

Bộ Y tế sáng 3/5 cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời

50 giờ ghép đa tạng hồi sinh 3 cuộc đời

Y tế - 22 giờ trước

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, bác sĩ Bệnh viện Quân đội 108 thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người hiến chết não, mang lại sự sống cho 3 bệnh nhân.

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ

Tuyên dương kíp bác sĩ bị hành hung vẫn cứu sống bé trai 12 tuổi sốc phản vệ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba vừa tổ chức khen thưởng đột xuất cho ê kíp y bác sĩ đã có thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu thành công một bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch vừa qua. Trang Fanpage Sức Khỏe Phú Thọ đưa tin.

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Xuyên kỳ nghỉ lễ lấy - ghép đa tạng, hồi sinh cho 3 cuộc đời

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Tất cả quá trình từ lúc phát hiện, chẩn đoán và hồi sức người hiến tạng tiềm năng đến lúc hoàn thiện các ca ghép chỉ diễn ra trong vòng 50 giờ đồng hồ, thể hiện tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội của thầy thuốc.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 3 ngày trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ 'người nhà tấn công bác sĩ khi đang cấp cứu người bệnh tại Phú Thọ'

Y tế - 4 ngày trước

Khi các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đang dồn toàn lực để cấp cứu một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, thì người nhà bệnh nhân ra vào hỗn loạn, gào thét, chửi bới. Thậm chí người đàn ông có hành vi xô đẩy, tấn công, dùng chân đá, đạp vào bác sĩ...

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

WHO khuyến cáo kiểm soát quảng cáo với đồ uống có đường

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khuyến cáo, cần bắt buộc công bố nhãn dinh dưỡng, nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm; kiểm soát quảng cáo khuyến mại và tài trợ các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dành cho trẻ em đối với đồ uống có đường.

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

'Yêu' sai tư thế, người đàn ông 35 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dọc thể hang dương vật của bệnh nhân có nhiều điểm rách, mô tổ chức phù nề lan tỏa kèm tụ máu.

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Người đàn ông nhồi máu não thoát chết nhờ được đưa tới viện sớm

Y tế - 5 ngày trước

Nhồi máu não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, người bệnh có thể tử vong.

Top