Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm dân số ở bản Mùa Xuân

Thứ bảy, 07:00 22/06/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Gần 14 năm trước, tôi đã có dịp được lên bản Mùa Xuân, một bản vùng sâu thuộc tỉnh Thanh Hóa. Chuyến đi ấy, sau những ngày ăn ở cùng bà con, được nghe cán bộ dân số trải lòng về chuyện nghề và những khát vọng tương lai, được theo chân các chiến sĩ Biên phòng đồn Na Mèo vào tận “thung lũng anh túc” đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên…

Cuộc gặp bất ngờ

Ngày ấy, “Mùa Xuân” (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn) là một trong những bản vùng sâu của tỉnh Thanh Hoá, đường đi khó khăn, hiểm trở. Sau hơn nửa ngày trời leo núi, vừa đi vừa nghỉ, vượt qua hàng chục con dốc, chúng tôi mới lên tới bản Mùa Xuân. Người già trong bản bảo, đến bản trong mùa cúng nghĩa là may mắn lắm. May cho cả chủ nhà lẫn khách.

Khách đến vào dịp này được dân bản thết đãi rượu ngô, món thắng cố và đặc biệt là lợn nít - loại lợn nuôi hàng năm trời cũng chỉ nặng có vài cân, thịt chắc nạc chắc nịch và miếng da dày cộp. Lễ cúng được thực hiện đơn giản, nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống văn hoá, tín ngưỡng của người Mông. Nhiệm vụ cúng lễ được giao cho một phụ nữ nhiều tuổi nhất trong gia đình, với bộ trang phục truyền thống của người bản địa. “Bà cúng” chạy vòng quanh chiếc hình nộm để giữa sân, lẩm nhẩm bài khấn với những âm điệu rất đặc biệt.

Tôi không hiểu nội dung bài cúng ấy, nhưng may được Phó bản Thao Văn Chính lược dịch lại: “Cầu chúc một năm mới nhiều may mắn cho gia chủ. Một năm được mùa, no ấm. Cầu cho con ma dữ, con quỷ xấu không làm hại đến người Mông...”.

Bên bếp lửa bập bùng, điều tôi bất ngờ, ngoài chức trách Phó bản Mùa Xuân, anh Chính còn là một cộng tác viên dân số. “Báo Gia đình & Xã hội là báo của ngành Dân số, nên những thông tin về công tác dân số, nhất là ở các địa bàn xa xôi là vô cùng quan trọng. Lên đây gặp ngay được người trong ngành, đúng là có duyên với nhau”, tôi hào hứng nói với vị Phó bản. Anh Chính cười rất vui, câu chuyện giữa chúng tôi trở nên cởi mở, rôm rả từ lúc nào không biết.


Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội trên những mảnh nương từng trồng cây anh túc tại bản Mùa Xuân.

Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội trên những mảnh nương từng trồng cây anh túc tại bản Mùa Xuân.

Phó bản Thao Văn Chính cho biết, cả bản chỉ hơn 100 hộ dân, nhưng muốn đi từ đầu bản đến cuối bản phải mất hàng giờ đồng hồ. Ngày trước, mỗi gia đình đẻ 5-6 con là chuyện thường tình. Thậm chí có gia đình sinh đến 11 đứa con nên chỉ vài năm lại có thêm một bản mới. Nhưng từ khi cán bộ dân số tổ chức các buổi tuyên truyền, phát tờ rơi, tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ về chủ đề dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhận thức của người dân đã dần thay đổi. “Dân bản đã nhận thức được sinh đông con là khổ, giờ thanh niên không sinh nhiều như trước”, anh Chính nói.

Rồi anh Chính trầm ngâm, đau đáu nhìn ra khoảng không. Hồi lâu, anh nói: “Việc giảm mức sinh ở miền núi không đơn giản đâu. Cán bộ dân số dù có tuyên truyền, có nói nhiều, nhưng người dân không thấy được lợi ích của việc sinh ít con thì họ cũng không nghe. Khi tuyên truyền, phải gắn vào những trường hợp thực tế, vào hoàn cảnh địa phương, mới thuyết phục được bà con. Mưa dầm thấm lâu, từ đó mới nói về nâng cao chất lượng cuộc sống, về chuyện trẻ em sinh ra cần được cha mẹ lo cho ăn mặc, học hành đầy đủ, chứ cứ sinh đẻ tràn lan, nhưng con cái nheo nhóc, đói ăn, thất học, là cha mẹ chưa làm tròn trách nhiệm…”.

Nghe anh Chính nói, Thượng úy Lê Văn Lưu, Đội trưởng vận động quần chúng Đồn Biên phòng Na Mèo, người đưa chúng tôi vào xã Sơn Thủy, lúc này mới tham gia câu chuyện. Thượng úy Lưu bảo, mỗi tháng, anh Chính phải xuống xã báo cáo ít nhất một lần, một năm trung bình khoảng 15 lần. “Nhờ sự nỗ lực của anh Chính và chính quyền địa phương mà mức sinh ở bản Mùa Xuân đã cơ bản ổn định. Nếu cứ để đồng bào sinh vô tội vạ thì chỉ cần một dòng họ trong mấy năm thôi, là có thể đủ lập thêm một bản mới”.

Thượng úy Lưu chia sẻ, những ngày mới lập bản, bộ đội Biên phòng xuống vận động, tuyên truyền về công tác dân số, nhưng người dân không nghe và cho rằng họ đẻ thì họ nuôi, chứ có ai nuôi hộ đâu. Nhưng sự kiên trì đã mang lại kết quả tích cực. Trước đây mỗi gia đình thường đẻ 5-6 con, nhưng nay đã giảm được quá nửa.

Anh Chính nói với tôi rằng, sinh đẻ nhiều khiến cái đói, cái nghèo cứ bám riết lấy vùng đất này. Nhưng còn một nguyên nhân khác dẫn đến đói nghèo, đó là một số bà con theo thói quen từ xa xưa vẫn còn trồng cây anh túc và hút thuốc phiện. Có thời, nơi đây đã được mệnh danh là “thủ phủ của anh túc”. Trồng anh túc tràn lan, già, trẻ nghiện ngập, đẻ nhiều, không chịu làm ăn gì, cái vòng luẩn quẩn ấy khiến kinh tế nhiều hộ gia đình rơi xuống vực thẳm. Đó cũng là lý do để chính quyền địa phương và lực lượng Biên phòng đặt quyết tâm phải xóa bỏ bằng được cây anh túc.

Hy vọng về tương lai


Trẻ em bản Mùa Xuân địu em đến trường đi học.

Trẻ em bản Mùa Xuân địu em đến trường đi học.

Để chúng tôi có thể chứng kiến những thành quả của “cuộc chiến” cam go vận động người dân từ bỏ cây anh túc, sáng hôm sau, khi sương mù vẫn còn che phủ dãy núi trước mặt, trời lạnh căm căm, chiến sĩ Thao Văn Công (Đồn Biên phòng Na Mèo) đã đánh thức chúng tôi dậy để vào “thung lũng anh túc”.

Chúng tôi theo chân các chiến sĩ Biên phòng vào 5 địa điểm trồng cây anh túc ở xã Sơn Thủy. Gần 2 giờ đi, bò, trượt, lội… chúng tôi cũng đặt chân đến đầu nguồn con suối Bua Tế Pư, nơi mà chỉ ít ngày trước đó có hàng ngàn mét vuông bị người dân tận dụng trồng cây anh túc. Cảnh vật vắng vẻ, thỉnh thoảng vài tiếng gà rừng eo óc gọi đàn.

Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình ngược lên con suối Ba Chẽ (Noọng Khăm) vào thăm khu vực trước đây hộ gia đình ông Hơ Văn Tú từng trồng cây anh túc, mà theo các cán bộ Biên phòng là rộng tới hơn 4.000m2. Sau gần 3 giờ đi bộ, chúng tôi cũng đến được con suối Ba Chẽ, tình cờ lúc này anh Hơ Văn Đua (con trai của ông Tú) đi từ nương ra. Thấy chúng tôi, anh Đua lại gần mời vào căn chòi giữa nương uống nước. Anh Đua kể rằng, những năm 1990, gia đình vẫn trồng cây anh túc. Đến năm 2005, được bộ đội Biên phòng tuyên truyền, động viên, gia đình đã nhận ra cái sai và tự nguyện nhổ bỏ toàn bộ cây anh túc trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương.

Câu chuyện với anh Đua phải tạm dừng khi Công giục chúng tôi lên đường tiếp tục cuộc hành trình vào những địa điểm còn lại. Con suối Sơ Lước dần hiện ra trước mắt, yên bình, tĩnh mịch. Thung lũng anh túc bốn bề núi đá dựng đứng, chơ vơ dăm, bảy chiếc chòi hoang. Đã lâu lắm rồi, suối Sơ Lước mới tìm lại sự bình yên hiếm hoi đến thế. Chúng tôi cứ đi mãi theo anh Công, vượt qua không biết bao nhiêu triền núi, con suối để đến được cả 5 địa điểm từng là “thủ phủ” của cây thuốc phiện nằm rải rác cách khá xa nhau. Khi quay trở về bản Mùa Xuân, cũng là lúc những tia nắng cuối cùng khuất sau đỉnh núi.

Hai ngày rong ruổi bước chân ở xã Sơn Thủy, khi chia tay, Phó bản Mùa Xuân Thao Văn Chính tiễn chúng tôi ra tận đầu bản. Anh siết chặt bàn tay thay cho lời tạm biệt. Nhìn sâu vào ánh mắt của người cán bộ này, chúng tôi tin và hy vọng những mong ước về một cuộc sống no đủ cho người dân nơi đây sẽ thành hiện thực. Bản Mùa Xuân, sẽ đúng như tên gọi, mãi mãi là những mùa xuân tươi đẹp, để những chàng trai, cô gái tiếp tục cất vang lời ca: “Hỡi chàng trai kia ơi/ Ông trời sinh ra chàng/ Ông sinh ra ta/ Tình yêu thì nảy nở/ Như ngàn hoa trong rừng…”.

14 năm đã trôi qua, tôi đã kịp đi tới nhiều vùng đất, gặp gỡ thêm nhiều người, nhưng chuyến đi Sơn Thủy thì không thể nào quên được. Những người tôi từng gặp trong chuyến đi năm ấy, chắc giờ cũng như tôi, không còn trẻ nữa. Bản Mùa Xuân năm ấy, hẳn đã có rất nhiều đổi thay. Tôi bỗng muốn mình được trở về xã Sơn Thủy, về với bản Mùa Xuân để nếm trải lại cảm giác hoang sơ, thanh khiết giữa ánh lửa bập bùng, nghe tiếng chảy róc rách của con suối Sơ Lước, được gặp lại các chiến sĩ Biên phòng cùng vị Phó bản - cộng tác viên dân số năm xưa và ghi lại những đổi thay tích cực của cuộc sống người dân nơi đây…

Mỗi cây thuốc phiện khi trưởng thành có thể tích lấy nhựa 3 lần. Với diện tích hơn 8.000m2, nếu chúng ta không phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn thì sẽ có một lượng lớn thuốc phiện được thu hoạch”, chiến sĩ Thao Văn Công cho biết.

Quốc Tuấn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top