Làm gì khi cúm A H5N1 đe dọa trở lại?
Mối đe dọa từ cúm A đang trở lại Việt Nam, những nhận thức về bệnh và cách phòng ngừa là biện pháp quan trọng nhất khi bệnh chưa có vaccin và thuốc điều trị đặc hiệu.
Sự đặc biệt nguy hiểm của cúm A H5N1
Cúm A H5N1 được phát hiện tại Đông Nam Á vào năm 2003 ngay sau khi dịch SARS lắng xuống, và nhanh chóng trở thành nỗi sợ hãi của nhân loại bởi tính chất nguy hiểm của nó cũng như chưa có cách chữa trị và phòng chống hiệu quả.
Tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 50% số người mắc bệnh và hầu hết các trường hợp lây nhiễm là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mắc bệnh. Các ca tử vong ở các nước có virut lưu hành vẫn liên tiếp xảy ra, bất chấp thời tiết mùa lạnh hay mùa nóng.
Các loại gia cầm là ổ chứa tự nhiên của tất cả 15 loại phân týp cúm A hiện đã biết. Kể từ năm 1997, những vụ dịch gây ra bởi virut cúm A H5N1 đã tiếp tục xảy ra tại nhiều nước châu Á và châu Phi bao gồm Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Nam Phi và Việt Nam. Trong đó Hồng Kông, Thái Lan và Việt
Con đường lây nhiễm và biểu hiện của bệnh
Sau khi bị nhiễm virut, người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau cơ, ho, đau họng, khó thở do phổi bị tàn phá nhanh chóng..., có thể tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bệnh chủ yếu lây từ gia cầm sang người, các nghi ngờ lây từ người sang người chưa rõ ràng.
Bệnh lây qua đường hô hấp bởi: các giọt nhỏ dớt dãi, dịch tiết đường hô hấp và tiêu hóa của vật mang bệnh (khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, chăm sóc, giết mổ, tiêu hủy,...); do người hít phải không khí có chứa bụi từ phân gà, phân chim, dịch tiết khác... mang virut còn sống; lây do đường tiếp xúc, tiêu hóa: từ thức ăn, nước uống nhiễm bụi có virut, qua bàn tay bẩn, ô nhiễm vào miệng, mũi và qua đó xâm nhập đường hô hấp. Virut cúm A H5N1 có thể tồn tại ngoài môi trường tới 4 ngày ở nhiệt độ thường (22oC). Chúng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao (từ 80oC trở lên)...
Từ việc một virut mới có thể lây nhiễm cho người dẫn đến đại dịch, virut đó phải có khả năng lây truyền dễ dàng từ người sang người. H5N1 chưa gây nên đại dịch bởi vì các virut này chưa dễ dàng lây truyền từ người sang người.
Tuy nhiên, với sự biến đổi liên tục về cấu trúc kháng nguyên, sự tái tổ hợp các vật liệu di truyền giữa các virut cúm thông thường ở người và virut cúm gia cầm thì trong tương lai gần, rất có thể sẽ xuất hiện một chủng virut cúm mới độc lực cao và có khả năng lây truyền dễ dàng từ người sang người.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo về một đại dịch cúm xảy ra trên người với hàng chục triệu người mắc và từ 2-7 triệu người tử vong khi một chủng virut mới như vậy xuất hiện, trong khi vẫn chưa có vaccin phòng bệnh và những biện pháp dự phòng hiệu quả.
Tự giác phòng bệnh từ mỗi cá nhân
Để chủ động phòng chống bệnh cúm, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống: Bảo đảm vệ sinh hằng ngày. Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm mắc bệnh. Sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng hằng ngày.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh. Khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc. Những người mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em, người có cơ địa yếu cần đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh.
Biện pháp tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh:
Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể. Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh, làm việc ở những nơi có dịch cúm trên động vật cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân như phòng chống dịch SARS. Tamiflu chỉ có khả năng ức chế (giảm biến chứng bệnh cúm), chứ không phải là thuốc đặc trị virut H5N1. Tamiflu có thể dùng điều trị dự phòng cho người tiếp xúc.
Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 4 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 18 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 19 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.