Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lâm Khánh Chi bị co giật vì lạm dụng loại thuốc 99% người Việt có thói quen “thủ sẵn” khi đau

Thứ ba, 11:03 14/04/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mới đây, hình ảnh nữ ca sĩ chuyển giới Lâm Khánh Chi phải truyền nước biển để hồi phục sức khỏe khiến nhiều khán giả lo lắng. Lâm Khánh Chi bị co giật vì lạm dụng loại thuốc 99% người Việt có thói quen “thủ sẵn” khi ốm.


Co giật, thủng dạ dày vì lạm dụng thuốc giảm đau

Sau nhiều mối tình tan vỡ, nữ ca sĩ chuyển giới Lâm Khánh Chi đã kết duyên với người đàn ông kém cô 8 tuổi. Đám cưới của cặp đôi diễn ra cuối năm 2017 đã gây sốt về độ hoành tráng và truyền cảm hứng cho cộng đồng LGBT.

Gần đây, vợ chồng Lâm Khánh Chi được cho là đang trục trặc tình cảm khi thường xuyên có những trạng thái chất chứa tâm trạng. Lâm Khánh Chi bày tỏ nỗi lòng: "Có lẽ em và anh chia tay sẽ đẹp hơn nếu ta sum vầy". Nghi vấn về trục trặc hôn nhân với người chồng kém tuổi hiện chưa được nữ ca sĩ chuyển giới Lâm Khánh Chi chính thức lên tiếng.

Giữa ồn ào chuyện tình cảm, mới đây, hình ảnh Lâm Khánh Chi đang nằm truyền nước khiến nhiều người lo lắng. Theo lời chia sẻ, Lâm Khánh Chi bị sốc thuốc do uống thuốc giảm đau quá liều dẫn đến co giật, tay chân bủn rủn, không thở được. Hiện sức khỏe của nữ ca sĩ còn yếu và đang ở nhà bố mẹ đẻ để tĩnh dưỡng.

Lâm Khánh Chi bị co giật vì lạm dụng loại thuốc 99% người Việt có thói quen “thủ sẵn” khi đau - Ảnh 2.

Lâm Khánh Chi bị sốc thuốc do uống thuốc giảm đau quá liều. Ảnh TL

Việc lạm dụng thuốc giảm đau như Lâm Khánh Chi gặp rất nhiều. Nhiều người thấy cảm cúm, đau khớp, hay chỉ đơn giản đau đầu, đau bụng… là có thói quen ra nhà thuốc mua thuốc giảm đau để sử dụng mà không cần thăm khám hoặc mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đa phần mọi người thấy tác dụng giảm đau nhanh mà quên đi tác dụng phụ của thuốc.

Trên thực tế, rất nhiều các trường hợp đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc giảm đau vì tự ý tăng liều, dùng kéo dài. Một số biến chứng nguy hiểm khi quá liều thuốc đó là suy gan, hoại tử gan, rối loạn chức năng gan, suy thận cấp,... Đa phần các bệnh nhân bị bệnh đau đầu, đau lưng, đau khớp... tự ý dùng các thuốc giảm đau trong thời gian dài dẫn tới biến chứng.

Trước đó, bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang đã tiếp nhận trường hợp người đàn ông 58 tuổi vào viện cấp cứu thì đã thủng dạ dày. Bệnh nhân có tiền sử đau khớp nên thường xuyên uống thuốc giảm đau. May mắn được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đã qua khỏi.

Uống sai, đau không giảm còn tăng thêm bệnh

Các chuyên gia y tế cảnh báo, thuốc giảm đau chống viêm có cả dạng tiêm và uống. Uống thuốc không đúng chỉ định, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày với các biểu hiện nôn ra máu, đại tiện ra máu, đại tiện phân đen.... Đáng nói là các thuốc giảm đau thường có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày. Nhiều khi vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà người bệnh không biểu hiện triệu chứng nào đến khi dạ dày bị thủng, xuất huyết nặng mới được phát hiện.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - nguyên giảng viên khoa Dược, trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, thuốc giảm đau là loại thuốc được dùng thường xuyên, phổ biến nhất, nếu dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc thì thuốc giảm đau rất hiệu quả, an toàn.

Nhưng vì thấy tác dụng của thuốc giảm đau nhanh chóng với các cơn đau, nhiều người lạm dụng mà thường không để ý đến tác dụng phụ của thuốc. Ở những người có cơ địa đặc biệt, có sẵn bệnh lý, lạm dụng thuốc giảm đau không cần toa có thể dẫn tới rủi ro cho gan, thận, gây chảy máu, viêm loét dạ dày, tá tràng…

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, các loại thuốc giảm đau paracetamol và các thuốc NSAID (trong đó có aspirin, diclofenac, ibuprofen, meloxicam…) là giảm đau loại 1. Loại này được dùng nhiều nhất, dễ mua ở các hiệu thuốc mà không cần đơn. Còn thuốc giảm đau bậc 2, 3 là thuốc gây nghiện chỉ mua được khi có toa thuốc của bác sĩ.

Với người sử dụng thuốc khi cần giảm đau chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 và nên chọn paracetamol là thuốc dùng đầu tiên, dùng đúng liều. Khi đau không cải thiện hoặc tái phát nên đến cơ sở y tế, tuyệt đối không dùng kéo dài.

Việc dùng lâu dài thuốc giảm đau còn dẫn tới việc cơ thể lệ thuộc vào thuốc. Cơ thể thích nghi với các hóa chất trong thuốc giảm đau và tạo dựng khả năng dung nạp dành cho nó có thể dẫn đến những triệu chứng vật vã vì thiếu thuốc nếu như dừng đột ngột và thường phải dùng liều cao hơn mới có tác dụng.

Lưu ý khi uống thuốc giảm đau

- Không tùy tiện dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi có bệnh nên đi khám để được hướng dẫn dùng thuốc an toàn.

- Không uống thuốc giảm đau khi đói vì có thể gây viêm, loét dạy dày, nặng hơn là xuất huyết, thủng đường tiêu hóa. Tất cả thuốc giảm đau đều khuyến cáo nên dùng sau bữa ăn.

- Không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà mình không rõ hoặc tùy tiện tăng liều, dùng loại thuốc giảm đau bậc cao hơn, bậc 2 hoặc bậc 3, có thể bị nghiện thuốc và tai biến nguy hiểm.

- Sau khi dùng thuốc giảm đau nếu xuất hiện triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn hoặc đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói… bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để cấp cứu.

Phương Thuận


Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 6 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 8 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 11 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 23 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top