Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm sao để bớt đi tiểu đêm nhiều lần?

Thứ năm, 19:36 23/01/2025 | Sống khỏe

Tiểu đêm nhiều lần là triệu chứng thường gặp của các bệnh đường tiết niệu. Tiểu đêm nhiều lần không phải là vấn đề khẩn cấp nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần

Thông thường, chúng ta có thể ngủ từ 6 - 8 tiếng trong đêm mà không cần dậy đi vệ sinh. Những người bị tiểu đêm thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm để đi tiểu. Điều này có thể gây ra sự gián đoạn trong một chu kỳ giấc ngủ bình thường.

Các triệu chứng của tiểu đêm có thể bao gồm: Thức dậy nhiều hơn một lần trong đêm để đi tiểu. Đi tiểu nhiều hơn (nếu có đa niệu).... khiến chúng ta mệt mỏi, buồn ngủ - ngay cả sau khi thức dậy.

Nguyên nhân đi tiểu đêm nhiều lần có nhiều, đơn giản có thể do tuổi tác lão hóa, sau sinh, chế độ uống nhiều nước như rượu, bia, nước trà, cà phê , thai kỳ…vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng khiến đêm buồn tiểu.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể thường gặp bao gồm:

  • Đa niệu: người bị đa niệu đi tiểu nhiều lần trong 24 giờ. Điều này thường do thận lọc quá nhiều nước. Nó cũng có thể xảy ra nếu có thứ gì đó trong nước tiểu, kéo lượng nước thừa ra ngoài, chẳng hạn như đường (glucose). Người bị đa niệu do đưa vào cơ thể lượng chất lỏng cao hoặc bệnh tiểu đường chưa được điều trị, đái tháo nhạt, tiểu đường trong quá trình mang thai.
Làm sao để bớt đi tiểu đêm nhiều lần?- Ảnh 1.

Một số loại thuốc cũng gây đi tiểu đêm nhiều lần.

  • Đa niệu về đêm: những người mắc chứng đa niệu về đêm chỉ có lượng nước tiểu cao vào ban đêm. Lượng nước tiểu của họ trong ngày là bình thường hoặc giảm. Điều này thường là do giữ nước trong ngày thường tích tụ ở bàn chân hoặc cẳng chân. Khi bạn nằm xuống để ngủ, trọng lực không còn giữ chất lỏng trong chân nữa. Nó có thể vào lại tĩnh mạch và được lọc bởi thận tạo ra nước tiểu.

Các nguyên nhân gây đa niệu về đêm có thể bao gồm: suy tim sung huyết, phù sưng chân; rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (hơi thở bị gián đoạn hoặc ngừng lại nhiều lần trong khi ngủ).

  • Do thuốc: một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu (thuốc nước), glycoside tim, demeclocycline, lithium, methoxyflurane, phenytoin, propoxyphene và vitamin D quá mức... cũng gây đi tiểu đêm nhiều lần.
  • Các bệnh lý tiết niệu khác: phì đại tuyến tiền liệt, xơ hẹp cổ bàng quang , các nguyên nhân gây ra chứng bàng quang tăng hoạt gây tiểu đêm.
  • Các bệnh lý khác : suy tim, do sử dụng thuốc lợi tiểu, chứng ngừng thở khi ngủ…dẫn đến tiểu đêm.

Bí quyết để bớt đi tiểu đêm

Muốn khắc phục tình trạng tiểu đêm nhiều thì việc tìm ra chính xác nguyên nhân có vai trò quan trọng hàng đầu, người bệnh có thể thử cải thiện bằng các biện pháp không dùng thuốc sau:

  • Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ 2 giờ, đặc biệt không nên uống trà, đồ uống có gas, rượu bia,...
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng hoặc các loại đồ ngọt trước khi đi ngủ bởi khát nước, buồn tiểu ban đêm.
  • Sử dụng thực phẩm ít muối: Việc giảm ăn muối đã được chứng minh lâm sàng làm giảm các trường hợp đi tiểu đêm vì khi ăn mặn sẽ khát nước dẫn đến tiểu đêm.
  • Hạn chế đồ uống chứa caffeine và rượu: Caffeine làm tăng hoạt động của bàng quang và do đó có thể gây đi tiểu đêm, đặc biệt nếu tiêu thụ vào thời điểm muộn trong ngày. Rượu có thể hoạt động như một chất kích thích bàng quang và cũng nên tránh.
  • Phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm có thể tập một số bài tập Kegel để cải thiện cơ vùng chậu, giúp lấy lại cảm giác đi tiểu.
  • Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ, kê cao chân khi ngủ. Thư giãn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, phấn khích trước khi ngủ. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đêm thì nên chuẩn bị lối đi thuận tiện từ chỗ ngủ đến nhà vệ sinh để tránh bị té ngã.

Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường tập thể dục để kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều hòa huyết áp, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ lợi tiểu của thuốc. Các thuốc có tính lợi tiểu sẽ làm tăng số lần đi tiểu nếu được dùng vào buổi tối.

Nếu đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc đã nhắc đến phía trên nhưng tình trạng tiểu nhiều lần vào ban đêm vẫn không giảm, nên đi khám sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết. Một số trường hợp có thể được kê đơn thuốc, nhưng cũng có những trường hợp cần được phẫu thuật.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thưởng Tết cho bác giúp việc 7 triệu, nào ngờ nhận tiền xong bác xin nghỉ luôn làm vợ chồng tôi điêu đứng

Thưởng Tết cho bác giúp việc 7 triệu, nào ngờ nhận tiền xong bác xin nghỉ luôn làm vợ chồng tôi điêu đứng

Sống khỏe - 27 phút trước

Nếu biết người làm thiếu trách nhiệm thế thì chúng tôi đã không thưởng Tết sớm thế này.

Tiết lộ 4 món chống say rượu cực tốt, liên hoan dịp Tết ai cũng cần phải biết

Tiết lộ 4 món chống say rượu cực tốt, liên hoan dịp Tết ai cũng cần phải biết

Sống khỏe - 12 giờ trước

Rượu bia là thức uống phổ biến trong các dịp lễ tết, liên hoan, gặp mặt bạn bè. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 "siêu thực phẩm" với khả năng chống say rượu cực tốt mà không phải ai cũng biết.

Trời lạnh có thể gây tăng huyết áp và đột quỵ, bác sĩ lưu ý cách bảo vệ sức khỏe

Trời lạnh có thể gây tăng huyết áp và đột quỵ, bác sĩ lưu ý cách bảo vệ sức khỏe

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Khi nhiệt độ ngoài trời giảm, huyết áp của những người có tiền sử tăng huyết áp càng có nguy cơ tăng vọt và có thể dẫn đến đột quỵ.

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa, chị em tuyệt đối không bỏ qua

7 dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa, chị em tuyệt đối không bỏ qua

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể kiểm soát với tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách.

Cứu sống người đàn ông hôn mê sâu, đa chấn thương do tai nạn giao thông

Cứu sống người đàn ông hôn mê sâu, đa chấn thương do tai nạn giao thông

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh với các vết thương ở vùng đầu, chảy máu mũi, trên người nhiều vết trầy xước.

Người đàn ông 61 tuổi nhập viện gấp vì thủng tạng rỗng, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi nhập viện gấp vì thủng tạng rỗng, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị thủng tạng rỗng cho biết bị tăng huyết áp 10 năm nay nhưng điều trị không thường xuyên và có thói quen uống rượu mỗi ngày.

7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

Sống khỏe - 1 ngày trước

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm tăng cường hệ miễn dịch, sản xuất collagen, chống oxy hóa và hấp thụ sắt...

Cà phê nóng hay cà phê lạnh tốt cho sức khỏe hơn?

Cà phê nóng hay cà phê lạnh tốt cho sức khỏe hơn?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh Diva Hồng Nhung mắc phải, khuyến cáo chị em không được chủ quan

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh Diva Hồng Nhung mắc phải, khuyến cáo chị em không được chủ quan

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Ca sĩ Hồng Nhung cho biết bản thân mắc ung thư vú và vừa trải qua phẫu thuật. Chị "Bống" cũng nhắn gửi chị em phụ nữ nên tầm soát sớm để dự phòng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Bác sĩ cảnh báo những nguy hiểm với trẻ em khi gặp tai nạn do pháo nổ tự chế

Bác sĩ cảnh báo những nguy hiểm với trẻ em khi gặp tai nạn do pháo nổ tự chế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vào dịp giáp Tết Nguyên đán, đã xảy ra các ca chấn thương nặng, thậm chí đã có trường hợp tử vong do pháo nổ tự chế.

Top