Làm thế nào để phòng ngừa ốm trong mùa đông?
Mùa đông khi nhiệt độ giảm, không khí khô tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể dễ bị suy giảm nên dễ bị ốm. Vậy làm thế nào để phòng ngừa?
Tại sao thời tiết lạnh lại dễ bị ốm?
Một số yếu tố nguy cơ khiến mùa đông cơ thể dễ bị ốm như:
- Mức vitamin D của cơ thể có thể giảm: Mức vitamin D có xu hướng giảm trong những tháng mùa đông vì ít ánh sáng mặt trời. Vitamin D hỗ trợ hệ thống miễn dịch tổng thể để chống với cái lạnh. Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh hơn.
- Nhiệt độ thấp, không khí khô: Vào những tháng lạnh hơn, nhiệt độ thường khô hơn kết hợp với các thiết bị làm tăng nhiệt độ trong nhà, càng làm khô không khí. Điều này có thể gây kích ứng đường mũi, khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể.

Mùa đông cơ thể dễ bị cảm lạnh (ốm).
- Hệ thống miễn dịch suy giảm: Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Một số nghiên cứu cho thấy, điều kiện lạnh và khô của mùa đông có thể khiến hệ thống miễn dịch khó chống lại virus hơn.
Mũi và đường hô hấp được lót bằng chất nhầy và các cấu trúc nhỏ giống như sợi lông gọi là lông mao, hoạt động như một rào cản bằng cách bẫy các loại virus mà bạn hít vào và đẩy chúng ra khỏi đường hô hấp.
Chất nhầy cũng chứa các chất kháng khuẩn giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Hít thở không khí lạnh, khô trong những tháng mùa đông có thể ảnh hưởng đến chất nhầy và lông mao lót mũi và họng, khiến chúng kém hiệu quả hơn.
Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với virus trong những tháng mùa đông, cơ chế phòng vệ của cơ thể có thể không đủ tốt để chống lại virus nếu bạn bị lạnh. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta già đi, hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi theo tuổi tác.
- Dành nhiều thời gian bên nhau hơn trong nhà : Khi trời lạnh bên ngoài, chúng ta thường xuyên ở trong nhà hơn. Việc tiếp xúc gần với nhau trong những tháng mùa đông khiến cho virus có thể lây lan dễ dàng hơn từ người sang người.
Virus có thể di chuyển trong không khí dưới dạng các giọt bắn khi một người hắt hơi hoặc ho. Virus có thể lây lan qua tay hoặc có thể sống trên các bề mặt bị ô nhiễm như tay nắm cửa. Điều này có nghĩa là những không gian đông đúc hoặc kín, chẳng hạn như phương tiện giao thông công cộng, trường học và nơi làm việc là nơi sinh sản hoàn hảo của virus...

Trong những tháng mùa đông nên bổ sung vitamin D có trong cá béo, trứng, thịt và ngũ cốc...
Mẹo để giữ sức khỏe trong mùa đông không bị ốm
Một số điều bạn có thể làm để giúp bản thân khỏe mạnh trong những tháng mùa đông:
- Thực hành vệ sinh tốt
Bạn có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, virus trong mùa đông bằng cách thực hành vệ sinh tốt. Khi ho, hắt hơi có ý thức che miệng bằng tay hoặc khăn giấy và bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay lập tức.
Rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, thường xuyên khử trùng bề mặt; nếu tay mang theo vi khuẩn, tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng cho đến khi bạn đã rửa tay sạch sẽ…
- Tiêm vaccine
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc cúm và COVID-19... nếu tiêm vaccine phòng ngừa. Đối với vaccine cúm nên tiêm phòng hàng năm, vì vaccine này thay đổi để phù hợp với loại (chủng) virus cúm chiếm ưu thế trong năm đó.
- Thực hành thói quen lành mạnh
Sống một lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch tốt, giúp chống lại bất kỳ vi trùng nào bạn có thể tiếp xúc. Cố gắng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh , ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc.
- Cân nhắc bổ sung vitamin D
Cơ thể sản xuất hầu hết vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Vitamin D cũng có trong cá béo, trứng, thịt và ngũ cốc ăn sáng tăng cường. Trong những tháng mùa đông, việc thiếu ánh sáng mặt trời khiến cơ thể khó tạo ra lượng vitamin D cần thiết. Việc không nhận đủ vitamin D có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Do đó, trong những tháng mùa đông có thể cân nhắc bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặp - 10 phút trướcGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.

Tại sao đàn ông khỏe hơn nhưng tuổi thọ lại ngắn hơn phụ nữ?
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Điều tra Dân số Liên hợp quốc, tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn nữ giới từ 5 đến 10 năm và khoảng cách này đang ngày càng gia tăng ở một số quốc gia.

Một số mẹo để hạn chế ăn mặn ở bệnh nhân bị tăng huyết áp
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Để giúp kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, bệnh nhân tăng huyết áp có thể áp dụng một số mẹo trong bài viết dưới đây.

5 loại thuốc nam rẻ tiền bán đầy chợ Việt, mùa hè dùng theo cách này để làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Một số lại cây thuốc nam có thể giúp thải độc gan. Tuy nhiên, cần được sử dụng đúng liều lượng và cách dùng đúng cách để phòng tác dụng phụ không mong muốn.

Uống trà gì để hạ huyết áp?
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Sử dụng trà đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tham khảo thêm một số loại trà trong bài viết sau đây có thể giúp hỗ trợ cải thiện tăng huyết áp.

3 thói quen xấu khiến bạn già nhanh "không phanh", xếp thứ 3 là điều rất nhiều người vẫn làm trong ngày nghỉ lễ
Sống khỏe - 17 giờ trướcTrong cuộc sống, những thói quen chủ quan cũng có thể vô tình là nguyên nhân khiến chúng ta già nhanh hơn tưởng tượng.

Bộ Y tế yêu cầu tháo gỡ quảng cáo trên sàn giao dịch điện tử 2 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm sibutramine
Sống khỏe - 19 giờ trướcBộ Y tế sáng 3/5 cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine - một hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sống khỏe - 19 giờ trướcNhững ngày nghỉ lễ là thời điểm mà chế độ ăn uống dễ bị 'thả lỏng' khiến nhiều người khó duy trì được thói quen ăn uống lành mạnh. Vậy làm thế nào để vừa tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ, vừa giữ gìn được vóc dáng và sức khỏe?

Dấu hiệu đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có đường huyết cao thường cảm thấy mệt mỏi dù đã ăn đủ, điều này cho thấy cơ thể họ không nạp được glucose, dẫn đến không đủ năng lượng.

Lưu ý về răng miệng khi nhai kẹo cao su
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcNếu như nhai kẹo cao su có đường, nó có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ bị sâu răng, nhưng nếu như kẹo cao su bạn sử dụng có các gia vị như acid citric, nó có thể làm giảm việc tích tụ mảng bám ở răng.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.