Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Làng đẻ" đã bớt đẻ

Thứ tư, 08:26 29/06/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Làng chài Nguyệt Đức từng nổi tiếng là nơi có tỷ lệ sinh cao nhất xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang.

Khoảng trước năm 2005, hơn 1/4 hộ gia đình ở đây có tới 6 -7 con, nhà ít cũng tới 4-5 con. Làng chài ven sông Cầu ngày đó bất đắc dĩ có cái tên: “Làng đẻ”. Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã khác!

“Làng đẻ” và những chuyện cười ra nước mắt

Trước đây, có một điều đã trở thành “truyền thống” ở làng chài này là đa phần nam nữ thanh niên lớn lên đều chỉ “ăn cỏ đồng ta”, ít khi lấy người làng khác. Vì lẽ đó, cả làng hầu như đều có họ với nhau theo kiểu “dây cà dây muống”...

Năm 1954, phần lớn các hộ gia đình ở đây di cư vào Nam. Làng khi đó chỉ có hơn 10 hộ với số dân khoảng 60 người. Nhưng chỉ gần 50 năm sau (năm 2001) dân số ở đây đã tăng chóng mặt với hơn 1.000 nhân khẩu. Con gái vừa lớn đã lấy chồng, sinh con. Nhà “không biết sinh” cũng có 5- 6 đứa, còn gia đình 9 -10 con chiếm số đông. Nhiều hộ đạt kỉ lục 12 -14 con. Thời điểm đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở làng chài này cao gấp 4,4 lần so với bình quân cả nước (gần 7,7%). Ở nơi khác, các thiếu nữ 16- 17 tuổi hay các “bà” trên dưới 40 tuổi mang bầu là chuyện hiếm thì ở đây, hình ảnh như thế là quá đỗi bình thường.
 

Dù không còn là làng đẻ nhiều nhưng người dân Nguyệt Đức lại canh cánh nỗi lo ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: T.G

Đẻ quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến điều kiện sinh hoạt và chất lượng sống của người dân Nguyệt Đức thuộc hàng thấp nhất xã. Người ta không lạ gì khi một cụ ông chưa đến tuổi lục tuần mà có đến vài chục đứa cháu.Ví như gia đình ông S, có tất cả 130 con cháu nội ngoại. Nghĩ ra 130 tên sao cho không giống nhau thực sự là một việc nan giải. Đấy là còn chưa kể tới việc không được đặt trùng với tên của các bậc cao niên của họ nhà khác, nếu không sẽ có xích mích.

Mọi người vẫn kể câu chuyện cười ra nước mắt  về gia đình anh H. Khi vợ sinh con trai, anh đặt tên là V do không biết tên đó cũng là tên cụ đẻ ra ông B. Biết chuyện, ông B “bắt” anh H cải tên khác cho con nhưng anh H không ưng. Thế là ông B về “chỉ huy” con cháu đặt tên mấy con chó nuôi trên thuyền giống tên người nhà anh H. Mâu thuẫn cứ thế tái diễn qua những lần đặt tên tiếp theo...

Vì các tên đẹp, tên phổ thông đã bị đặt hết rồi nên ở đây có nhiều người mang tên khá lạ tai. Có gia đình  thì đặt tên con như hai vế câu đối với một bên là: Tiến, Lên, Nhanh, Thế; Một bên là: Thiên, Hạ, Khó, Theo. Nhà ông S lại đặt tên đàn con là: Phát, Triển, Mạnh, Kiên, Quyết, Để, Còn, Tin, Tưởng... “Kho tàng” tên có lẽ đã quá cạn kiệt nên ở Nguyệt Đức người ta lôi cả tên địa danh để đặt tên con cái. Đẻ nhiều, đông con nên trình độ văn hóa của người dân Nguyệt Đức rất thấp. Năm 2005, cả làng chỉ có 2 người tốt nghiệp THPT.

Kì tích trong công tác dân số
 
Ông Nguyễn Đặng Lý
Ban Văn hóa và Xã hội xã Nguyệt Đức

“Liên tục 4 năm vừa qua, Nguyệt Đức được công nhận là Làng văn hóa. Năm nào cũng được nhận Giấy khen của huyện về công tác DS-KHHGĐ. Chuyện sinh đẻ vô tội vạ không còn nữa rồi”.

Vài năm trở lại đây, nhờ nỗ lực, sự vào cuộc rốt ráo của chính quyền địa phương, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh nên ý thức của người dân về KHHGĐ đã được cải thiện đáng kể. Nguyệt Đức bây giờ không còn mang mệnh danh là “làng đẻ” như ngày nào. Không còn tình trạng người dân “cố” sinh nhiều con nữa. Có được điều này quả là một kỳ tích trong truyền thông sinh đẻ kế hoạch của địa phương.

Ông Nguyễn Đặng Lý, Ban Văn hóa và Xã hội xã Nguyệt Đức chia sẻ: “Liên tục 4 năm vừa qua, Nguyệt Đức được công nhận là Làng văn hóa, năm nào cũng được nhận Giấy khen của huyện về công tác DS-KHHGĐ. Hiện cả làng có 160 hộ với 680 nhân khẩu thì số hộ nghèo chỉ còn 0,8%, hơn 30% số hộ đã có nhà trên bờ, không còn phải sống suốt đời ở thuyền nữa”.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng thôn Nguyệt Đức khoe: “Người làng mình giờ không sinh nhiều nữa. Năm 2010 vừa qua chỉ có 3 trường hợp sinh con thứ ba thôi. Các bà mẹ được cán bộ dân số xã tư vấn kinh nghiệm áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại, cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho gia đình, đặc biệt là cho trẻ nhỏ...”.

Có thể nhận thấy sự đổi thay căn bản về chất lượng sống ở Nguyệt Đức. Hầu hết các hộ gia đình đều đã sắm được thuyền xi măng kiên cố, có thể chống chịu với biến đổi khó lường của thời tiết. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm khiến chính quyền địa phương vẫn đau đầu tìm lời giải: Làm thế nào để ổn định cuộc sống cho người dân khi hơn 65% số hộ không có đất ở, phải sống lênh đênh trên thuyền.

Vẫn biết họ đã gắn bó bao đời nay trên dòng sông Cầu, nhưng liệu cứ sống trôi nổi, lênh đênh mãi? Đối với nhiều người dân Nguyệt Đức, việc chuyển cư lên bờ giống như “một giấc mơ dài”, không biết đến khi nào mới thực hiện được bởi giá đất vượt xa khả năng của họ.  Kế sinh nhai phụ thuộc chủ yếu vào sự biến đổi của dòng sông. Nhưng bây giờ, sông Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng. Rác, nước thải vệ sinh đều tống xuống lòng sông, nên cả quãng nơi có thuyền của làng neo đậu luôn đục ngầu. Vậy mà người ta vẫn múc nước đó lên ăn uống, tắm giặt...

Rất ít em bé được bố mẹ đi làm giấy khai sinh ngay từ khi ra đời. Có những bé đến tuổi đi học mới được làm giấy khai sinh. Cuộc sống khó khăn khiến không ít em chẳng thể học hành đến nơi đến chốn. Anh Nguyễn Văn Đuống - một người dân làng chài tâm sự: “Con tôi, đứa đầu vừa nghỉ học từ năm ngoái. Thương cháu lắm nhưng gia đình khó khăn, không có điều kiện”.

Nhiều gia đình đành phải gửi con cho người nhà trên bờ vì không muốn việc học của con bị lỡ dở bởi cha mẹ cứ mãi lênh đênh trên sông nước. Xem ra, bài toán ổn định chỗ ở cho người dân làng chài Nguyệt Đức vẫn chưa tìm ra lời giải...

Mai- Phương

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top