Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làng gốm Bát Tràng “ra chiêu gỡ khó” trong dịch COVID-19

Thứ ba, 13:40 24/03/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Trong bối cảnh khó khăn chung bởi dịch COVID-19, các cơ sở sản xuất gốm tại Bát Tràng tập trung phát triển tay nghề trẻ. Đây là một trong những tiền đề để tháo gỡ khó khăn sau dịch bệnh...

Làng gốm Bát Tràng “ra chiêu gỡ khó” trong dịch COVID-19 - Ảnh 1.
Làng gốm Bát Tràng “ra chiêu gỡ khó” trong dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Chợ gốm làng cổ Bát Tràng “bình yên” giữa dịch COVID-19. Ảnh: Bảo Loan

Lên mạng bán gốm

Giao thương ngưng trệ, sản xuất cầm chừng, những đơn đặt hàng từ nước ngoài cũng chững lại… đó là những gì đang diễn ra tại làng gồm cổ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Cũng bởi sự ảnh hưởng của dịch bệnh mà nhiều ngày nay, gian hàng gốm sứ của bà Nguyễn Thị Nghĩa (58 tuổi) không có khách. Sản lượng bán ra cũng vì thế mà chậm hơn, chỉ tương đương 1/3 so với thời điểm cùng kỳ.

Bà Nghĩa cho biết: "Từ khi có dịch COVID-19, hoạt động kinh doanh của cửa hàng bị xáo trộn. Trước kia thì tấp nập khách đến, đặc biệt là những ngày cuối tuần. Nhưng bây giờ, tôi mở cửa hàng chỉ để duy trì mối hàng. Ngoài ra, tôi triển khai thêm các kênh bán online để tăng cường hàng đi trong mùa dịch. Để bán được hàng trên các kênh online, chúng tôi phải đưa ra các chương trình thu hút khách hàng như: Giảm giá sản phẩm mùa dịch, miễn phí giao hàng khi mua từ 2 sản phẩm trở lên…".

Ông Phạm Phúc Nguyên, chủ một cơ sở sản xuất gốm tại làng Bát Tràng cho biết: "Sự ảnh hưởng từ dịch COVID-19 không khu biệt một nhóm ngành nghề hay phạm vi địa lý nào. Vì vậy, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất của chúng tôi gần như cũng ngưng trệ, bởi hàng có bán được đâu mà sản xuất. Các đơn hàng định kỳ của chúng tôi từ nước ngoài cũng phải tạm dừng lại. Một số xưởng sản xuất cũng tạm dừng hoạt động để chuyển hướng khác".

"Cũng vì ảnh hưởng của dịch nên thời điểm này, nhiều cửa hàng vẫn bán theo phương thức kinh doanh truyền thống, bắt đầu đầu tư và đẩy mạnh kênh bán hàng online. Mặc dù cũng đưa ra các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng nhưng vì ảnh hưởng của dịch bệnh, hơn nữa đây cũng là thời gian "thắt lưng buộc bụng" trong chi tiêu nên hàng hóa bán ra cũng không được là bao", ông Nguyên cho biết.

Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên vào những ngày cuối tuần, chợ gốm làng cổ Bát Tràng khá vắng vẻ. Số người có mặt ở chợ này chủ yếu là chủ hoặc nhân viên các cơ sở gốm sứ. Không ít những gian hàng đóng cửa. Một số gian hàng mở cửa thì tranh thủ bày biện, trang trí và lau dọn khu trưng bày.

Tạo tiền đề để vực dậy sau dịch bệnh

Làng gốm Bát Tràng “ra chiêu gỡ khó” trong dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Các cơ sở duy trì sản xuất gốm, tập trung nâng cao tay nghề nhân lực trẻ. Ảnh: Bảo Loan

Do hoạt động giao thương ngưng trệ nên hầu hết các cơ sở làm gốm đều duy trì sản xuất nhỏ giọt. Tại cơ sở sản xuất gốm của bà Nguyễn Thị Sao - Quản lý chợ gốm làng cổ Bát Tràng, mỗi ngày có hơn 10 công nhân duy trì các hoạt động tại xưởng. Bà Sao cho biết: "Sản lượng hàng hóa làm ra tại xưởng của tôi hiện rất ít. Bây giờ chủ yếu đào tạo tay nghề trẻ, tập trung nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm. Tôi cho rằng, đây là tiền đề để khi dịch COVID-19 chững lại, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của thị trường".

Trao đổi với PV, ông Hà Văn Lâm, Phó Ban đại diện làng gốm Bát Tràng cho biết: "Trong bối cảnh khó khăn chung bởi dịch bệnh, ngoài việc động viên nhau để ổn định tư tưởng thì các tổ chức sản xuất kinh tế của làng nghề đang cố gắng duy trì sản xuất ở mức độ ổn định để giữ vững mặt hàng vốn có. Tôi cho rằng, thời kỳ khó khăn vì dịch bệnh này cũng là giai đoạn để các doanh nghiệp, các hộ sản xuất rà soát lại quy trình sản xuất, phân phối… Trong giai đoạn này, các cơ sở duy trì hoạt động sản xuất chủ yếu là để nâng cao tay nghề và nghiên cứu chuẩn bị cho ra đời các mẫu mã mới. Đây là bước đệm để các cơ sở sản xuất gốm có thể tung ra các mẫu mới, đảm bảo chất lượng và sự tinh tế nhất để đưa ra thị trường sau dịch bệnh".

Ông Lâm cho biết thêm, ngoài việc tập trung nâng cao tay nghề, đặc biệt là tay nghề trẻ để phần nào tháo gỡ khó khăn trong dịch bệnh thì vấn đề du lịch cũng được Bát Tràng chú trọng và tập trung triển khai. Trước đó, địa phương đã đầu tư kinh phí 2,5 tỷ đồng cho dự án mua xe điện, dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm nay. Cũng, do bị ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Lâm mong muốn Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gốm, cơ sở sản xuất gồm sứ có thể tiếp cận được với những nguồn vốn vay ưu đãi, để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh gốm sau dịch COVID-19.

Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, để Bát Tràng thực sự trở thành điểm mạnh kinh tế của Hà Nội thì cần phải có những hướng đi tổng thể. Phải thống nhất từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến đầu ra, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó là phải phối kết hợp tổng thể giữa sản phẩm với du lịch, để du khách, khách hàng có thể vừa trải nghiệm, vừa giao lưu, kết hợp ẩm thực...

Trong bối cảnh khó khăn chung bởi dịch bệnh, ông Dần đề xuất, các làng nghề, các nghệ nhân, các thợ thủ công trước hết phải định hình và chủ động đưa ra những đề xuất cụ thể về hướng đi, nguồn nguyên liệu cho tới nhân lực, đầu ra... Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải có chính sách cho nghệ nhân, đặc biệt là nghệ nhân trẻ tuổi. Bởi đây là nguồn lực chính, là nền tảng để giữ vững vị thế ngành gốm của Bát Tràng nói riêng và Hà Nội nói chung.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều người bật khóc nghe chia sẻ của 'ông nội 22 trẻ em Làng Nủ'

Nhiều người bật khóc nghe chia sẻ của 'ông nội 22 trẻ em Làng Nủ'

Thời sự - 4 giờ trước

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie - người nhận nuôi tất cả trẻ em may mắn còn sống trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ (tỉnh Lào Cai) khóc trong hội nghị tôn vinh điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt của thành phố Hà Nội. "Tôi chỉ mong sống được nhiều hơn một chút để chứng kiến các con có thể trưởng thành", thầy Khang nói.

Ấn tượng đặc biệt tại giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô

Ấn tượng đặc biệt tại giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi (6 - 8/10), Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 đã thành công rực rỡ.

Xúc động cuộc hội ngộ của 2 người đàn ông Làng Nủ mất hết người thân sau trận lũ quét kinh hoàng

Xúc động cuộc hội ngộ của 2 người đàn ông Làng Nủ mất hết người thân sau trận lũ quét kinh hoàng

Đời sống - 5 giờ trước

Anh Hoàng Văn Thới và Hoàng Văn Nhầm - hai trong số những người dân Làng Nủ (Lào Cai) may mắn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng vừa có dịp gặp lại. Giữa bộn bề của những mất mát đau thương, hai người đàn ông cùng động viên nhau cố gắng gượng dậy, bắt đầu cuộc sống mới.

Diễn biến 'nóng' vụ Trưởng phòng ngân hàng tông tử vong cháu bé 9 tuổi rồi bỏ chạy

Diễn biến 'nóng' vụ Trưởng phòng ngân hàng tông tử vong cháu bé 9 tuổi rồi bỏ chạy

Pháp luật - 7 giờ trước

Tài xế Võ Tấn Phương đã bị bắt tạm giam sau khi gây tai nạn chết người trên Quốc lộ 50.

Nước như lũ quét sau mưa ở TP Thủ Đức, cuốn trôi cả xe máy

Nước như lũ quét sau mưa ở TP Thủ Đức, cuốn trôi cả xe máy

Thời sự - 7 giờ trước

Đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức, TPHCM có địa hình dốc nên khi mưa giông lớn, nước từ trong hẻm chảy mạnh như lũ quét, cuốn trôi xe máy người dân.

Tự xưng công an doạ bắt gái mại dâm để chiếm đoạt tài sản

Tự xưng công an doạ bắt gái mại dâm để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi mua chiếc còng số 8 trên mạng, Hùng thoả thuận mua dâm với 1 gái dịch vụ rồi tự xưng là công an, ép cô gái này phải đưa tiền.

Phá ổ nhóm cờ bạc dưới hình thức live game

Phá ổ nhóm cờ bạc dưới hình thức live game

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Bằng cách phát trực tiếp các trận thi đấu trò chơi điện tử (game), nhóm đối tượng mời chào người xem tham gia cá cược đỏ đen.

3 con giáp lận đận đường công danh, sự nghiệp

3 con giáp lận đận đường công danh, sự nghiệp

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này gặp nhiều khó khăn, thử thách trên con đường công danh sự nghiệp, đến khi về già mới thu lượm được trái ngọt.

Nghệ An: Nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn học đánh bầm tím người

Nghệ An: Nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn học đánh bầm tím người

Giáo dục - 9 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ việc nhiều trẻ mầm non 5 tuổi bị bạn cùng lớp đánh bầm tím cơ thể, có trẻ phải nhập viện.

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 9): Rác dềnh lên theo lũ, chính quyền có lộ trình 'hợp thức hóa' đất lấn chiếm?

Đê Tả Cà Lồ (Sóc Sơn) bị lấn chiếm, phủ đầy rác (bài 9): Rác dềnh lên theo lũ, chính quyền có lộ trình 'hợp thức hóa' đất lấn chiếm?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Sóc Sơn, những vị trí mà Tòa soạn tiếp nhận, phản ánh đều thuộc đất mặt nước chuyên dùng. Tuy nhiên, đại diện UBND xã Xuân Thu khẳng định, những vị trí được nêu sẽ đề xuất quy hoạch đất ở.

Top