Lặng mình giấc mơ học tập dở dang của cô bé xương thủy tinh
GiadinhNet - Những cơn đau liên tục hành hạ thể xác nhỏ bé nhưng không thể ngăn nổi ý chí mãnh liệt được đi học mỗi ngày của cô bé tật nguyền. Hình ảnh cô bé gày còm, ốm yếu nằm trên bàn nắn nót viết từng chữ trong cơn đau khiến ai cũng xót lòng.
Xót xa cô bé tật nguyền ham học
Phải gồng mình chống chọi hai căn bệnh nan y là não úng thủy và xương thủy tinh nhưng bé Võ Thị Yến Nhi (9 tuổi) ở ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, TX. Tây Ninh lại có tinh thần ham học hiếm có. Trong căn nhà nhỏ xập xệ, cô bé thân hình nhỏ xíu Võ Thị Yến Nhi chỉ bằng đứa trẻ 3 tuổi đang nằm dưới sàn nhà, miệng móm mém nhai miếng cơm hết sức khó nhọc. Chị Tô Thị Hồng, mẹ Yến Nhi vừa ngồi đút cơm cho con vừa giải thích: “Mỗi lần, tôi cho cháu ăn cũng phải mất cả tiếng đồng hồ. Bé ăn ít lại kén nữa, nhai khó khăn vì răng của bé rất mềm, dễ bị mài mòn. Mỗi lần thay răng, thì cũng phải mất đến 3 năm sau, chiếc răng mới mới mọc lại khiến chuyện ăn uống cũng trở thành cực hình khổ sở. Kể về căn bệnh quái ác của con gái mình, chị Hồng nhớ lại khi mang thai Yến Nhi, chị bị cảm cúm, dù đã khám và thuốc thang đầy đủ nhưng vẫn không khỏi. Lúc sinh, bé nặng 2,9 kg cũng khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, chị cứ ngỡ con mình sẽ không sao. Ai ngờ đến tháng thứ 4, bé bị sốt rồi từ đó đầu cứ to dần, đi khám bác sĩ chuẩn đoán bị não úng thủy và bệnh xương thủy tinh. Cho đến giờ, Yến Nhi cũng chỉ nặng 9kg và cao khoảng chừng 60cm. Thương cho đứa con tật nguyền bất hạnh, vợ chồng chị Hồng chạy vạy khắp nơi mượn tiền chữa bệnh cho con nhưng đều thất bại. Vì mắc chứng bệnh xương thủy tinh nên xương của bé rất dễ tổn thương, chỉ cần va chạm nhẹ cũng bị gẫy.
Chị Hồng tâm sự: “Lúc nào tôi cũng phải để mắt đến con, chỉ lơ là sơ sảy, Yến Nhi bị té là bị gãy xương ngay. Tôi để ý đến vậy mà tính ra, cháu vẫn bị gãy xương đến bảy lần. Mấy lần đầu, tôi đưa đến bệnh viện bó bột, còn lần sau cứ gãy ở đâu tôi lấy băng gạc có sẵn nẹp lại rồi quấn chặt vào chỗ đó, để nửa tháng là vết thương lành lặn. Từng ngày, Yến Nhi phải sống trong những cơn đau hành hạ về thể xác. Ngày mưa hoặc trời lạnh, toàn bộ cơ thể bé đau nhức, ho, sốt, khó thở có khi phải thở bằng bình Oxi. Khổ nỗi, tiết trời Tây Ninh nắng mưa thất thường nên ngày nào, con bé cũng phải dựa vào thuốc mà sống qua ngày”.
Tưởng chừng cô bé bất hạnh ấy sẽ phải cam chịu theo sự an bài của số phận cùng tương lai mịt mù phía trước, nhưng Yến Nhi có một nghị lực phi thường cùng tấm lòng hiếu học khiến ai cũng phải khâm phục. “Năm lên 8 tuổi, các chị ai cũng được đi học còn con bé thì chỉ nằm một chỗ ở nhà nên thèm được đi học lắm. Nhiều lần cháu khóc bảo: “Sao mẹ cho chị đi học mà con thì không được đi học?”. Nghe con nói mà tủi lòng quá. Thấy con mình thì bệnh tật đau yếu liên tục, tôi cũng lo lắm nhưng vì thương con nên đành làm liều xin cô giáo cho nó đi học. Ròng rã 3 tháng hè, tôi đưa cháu tới trường cho học thử thì thầy cô mới ngỡ ngàng không ngờ Yến Nhi lại chịu khó và dễ bắt nhịp theo cái chữ. Sự ham học của bé đã thuyết phục được thầy cô. Từ đó, cô giáo nhận nó vào lớp 1 và khen nó học tốt lắm”, chị Hồng tự hào nói.
Những ngày đầu đến trường, vì không ngồi được nên bé được ưu tiên nằm học trên bàn học đặc biệt của lớp. Những ngón tay nhỏ nhắn, yếu ớt luyện viết từng nét chữ trong đau đớn không làm Yến Nhi nản chí. Thấy con luyện viết chữ cực quá, chị Hồng nhiều lần khuyên con nghỉ ngơi nhưng bé nhất định không bỏ cuộc. Thương con quá, nhưng chị cũng không cấm con tập viết chỉ biết ngồi cạnh cầm khăn tay lau những giọt mồ hôi rịn ra trên vầng trán bé bỏng của con gái. Chẳng bao lâu, nét chữ Yến Nhi viết tiến bộ hẳn, luôn đạt điểm cao. Những ngày mưa, dù bị những cơn đau hành hạ phải nghỉ ở nhà nhưng Yến Nhi vẫn cố gắng tự học để theo kịp bạn bè.
Gạt nước mắt khuyên con… bỏ học
Những tháng ngày Yến Nhi đến trường cũng là những ngày tháng chị Hồng ròng rã cùng con đi học. Ngày nào cũng vậy, hơn 5 giờ sáng, mẹ con Yến Nhi thức dậy chuẩn bị đi học. Trên chiếc xe chaly cũ kỹ, chị Hồng địu con đến trường. Sau khi cho con ăn sáng, chị để Yến Nhi nằm trên bàn học ở trong lớp, còn chị đi quét sân trường nhận tiền tháng được ba trăm ngàn. Xong việc, chị ngồi ngoài lớp chờ con tan học rồi hai mẹ con cùng về. Chị Hồng tâm sự: “Nay, Yến Nhi quen dần với việc đi học rồi, tôi cũng đỡ lo. Nhớ năm đầu tiên vào lớp 1, để con trong lớp mà bản thân nơm nớp lo mấy đứa bạn trong lớp chơi đùa lỡ va phải bàn học con bé nằm nên khi nào tôi cũng phải trực chờ ngồi bên cạnh”.
Cũng chính những lúc đứng lặng nhìn con nằm im một chỗ, trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa thì hiếu động, nô đùa, chị cảm thấy tủi thân cho con gái mình. Chị bảo, có lần con bé đòi chở đi đến khu vui chơi dành cho thiếu nhi, thấy mấy bạn chơi thú nhún nước mắt bé cứ trào ra, khóc không nên lời. Chị Hồng gặng hỏi thì bé không nói, chị hiểu ý con gái mình nên dắt con đi ăn kem nhưng bé không chịu và đòi đi về nhà. Thấy vậy, chị đành chở con về nhà, trong suốt đoạn đường về phận làm mẹ như chị suy nghĩ mà chạnh lòng. Chỉ có những lúc ở trường, chị mới nhẹ nhàng hạnh phúc, vui khi thấy con gái của mình được bạn bè yêu mến. Những khi nhìn con nói cười chơi trò úp lá khoai với bạn học, thấy con hòa nhập cùng bạn bè, lòng chị như được an ủi phần nào.
Niềm vui ấy chưa được bao lâu, chị Hồng lại bề bộn với nhiều nỗi lo vì hoàn cảnh gia đình quá đỗi khó khăn. Chị và chồng chị là anh Võ Văn Đí (38 tuổi) phải nuôi cha mẹ đã ngoài 80 tuổi già yếu bệnh tật, cùng 3 cô con gái đang độ tuổi đi học, trong đó Yến Nhi là con út. Từ ngày sinh Yến Nhi, chị Hồng không làm việc gì ngoài chăm sóc bé nên nhà chỉ có một lao động chính là anh Đí với công việc làm thuê lúc có lúc không. Căn bệnh quái ác của Yến Nhi làm cho gia đình ngày càng khánh kiệt vì thuốc thang chạy chữa. Nỗi lòng người mẹ mong con được bằng bạn bằng bè đến trường học chữ, nhưng liệu có đủ tiền bạc và sức lực theo sát bên con trong từng giờ học được bao lâu nữa là điều chị Hồng trăn trở. Có lần, gia đình khó khăn túng quẫn quá, chị Hồng mới buột miệng: “Con học hết năm nay rồi nghỉ chứ giờ mẹ đuối quá rồi con ơi! Con thì bệnh tật nghỉ học riết rồi học lên cao không theo kịp bạn bè, còn mẹ cứ theo con đi học hoài vậy cũng không được”.
Lúc ấy, Yến Nhi khóc nấc xin mẹ tiếp tục cho đi học còn nói chừng nào cảm thấy không học nổi nữa sẽ tự khắc nghỉ. Thấy con nói vậy, chị Hồng chỉ biết gạt qua nước mắt, xuôi theo mong muốn của con, con học tới đâu thì cố gắng tới đó. Có nhiều lần, chị cũng muốn đưa Yến Nhi đến học tại trường trẻ em khuyết tật cho đỡ tốn kém. Nhưng vì không yên tâm cho con đi học xa nên chị cũng đành bấm bụng dành dụm chắt chiu để con học gần nhà.
Như thấu hiểu tấm lòng cha mẹ, Yến Nhi tuy muốn được học cao để hoàn thành ước mơ họa sĩ nhưng có lẽ cũng hiểu cảnh gia đình không cho phép, giọng cô bé rầu rĩ: “Con thích học lắm nhưng chắc con chỉ học hết lớp 4 thôi. Con thương ba mẹ nhưng chẳng giúp được điều gì. Giờ điều con có thể làm là nghỉ ở nhà để mẹ đi làm phụ ba”. Nghe những lời nói đó từ một cô bé 9 tuổi khiến chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng và thương xót. Rồi đây, cuộc sống của Yến Nhi và gia đình sẽ ra sao? Liệu cô bé hiếu học ấy có tiếp tục được học hành và hoàn thành ước mơ của mình không? Những câu thơ qua giọng đọc lảnh lót của cô bé trong buổi trò chuyện cứ ám ảnh mãi không thôi: Em là cô gái tật nguyền/ Bước đi không được lòng buồn lắm thay/Lời ca tiếng hát không hay/ Mà trong khúc nhạc tạo thành tiếng thơ…
Phan Hằng – Ngọc Hậu |
DANH SÁCH BẠN ĐỌC HẢO TÂM GIÚP ĐỠ BÉ YẾN NHI
1. 10/6 Bạn đọc TK 711A14307974: 200.000
2. 10/6 Trịnh Thị Hải Yến: 200.000
3. 10/6 Nguyễn Thu Thủy: 200.000
4. 10/6 Lại Thị Bích Thảo: 500.000
5. 10/6 Hoàng Thu Trang: 200.000
6. 10/5 Lê Thị Hoài: 500.000
7. 10/6 Đinh Hoài Hạnh Vy: 200.000
8. 11/6 Bùi Thị Phương Oanh: 200.000
9. 11/6 Lê Trung Thụy: 100.000
10. 12/6 Đỗ Bạch Linh: 200.000
11. 12/6 Nguyễn Hồng Liên: 200.000
cùng lời nhắn "Cố lên Nhi nhé"
12. 13/6 Cao Thị Thanh: 100.000
13. 14/6 Nguyễn Thụy Khánh Du: 600.000
14. 17/6 Hoàng Thùy Linh: 300.000
15. 17/6 Bạn đọc TK711A02088347: 100.000
Chúc Nhi học giỏi
16. 18/6 Nguyễn Thị Bảo Khánh: 200.000
17. 18/6 Bạn đọc TK 711A49920434: 100.000
18. 19/6 Bạn đọc TK 10100004262823: 200.000
19. 20/6 Trương Hồng Vân: 100.000
20. 24/6 Phạm Thị Kim Phương: 200.000
21. 26/6 Trần Thu Hiền: 300.000
22. 26/6 Nguyễn Văn Chinh: 150.000
23. 5/7 Lê Thị Phương Thảo: 100.000
Chúc bé giữ mãi ước mơ
24. 2/8 Bạn đọc Kh.n: 200.000
25. 2/8 Lê Thị Bích Hằng. 031.: 100.000
26. 12/8 Đỗ Thị Thu Hoài: 300.000
27. 16/8 Nguyễn Duy Liên: 500.000
Vòng tay nhân ái sẽ tiếp tục cập nhật danh sách này. Mời bạn đọc ấn F5 để liên tục cập nhật.
Chân thành cảm ơn quý bạn đọc. |
Vòng tay nhân ái Giadinh.net.vn rất mong nhận được sự chia sẻ của quý bạn đọc. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về gia đình chị Tô Thị Hồng, ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, TX. Tây Ninh.
Hoặc Báo Gia đình & Xã hội, 138A Giảng Võ, Hà Nội. Số điện thoại 04.221.206.81 - 098.219.4868.
Tên tài khoản: Báo Gia đình & Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871, Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi Mã số 22. |

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật
Cảnh ngộ - 7 giờ trướcGĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế
Kết chuyển - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể
Cảnh ngộ - 4 ngày trướcGĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại
Kết chuyển - 5 ngày trướcGĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo
Vòng tay nhân ái - 3 tuần trướcGĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1007: Mẹ già bệnh tật chăm con bại liệt suốt 30 năm
Cảnh ngộGĐXH - Suốt hơn 30 năm qua, bà Hoàng Thị Quý (68 tuổi) vẫn lặng lẽ, cần mẫn chăm sóc con trai bại liệt và người em gái bệnh tật, dù bản thân cũng mang nhiều bệnh trong người.