Lão bà chia sẻ kinh nghiệm 40 năm áp dụng “thực dưỡng” chiến thắng căn bệnh tai biến
GiadinhNet - Từ thời thiếu nữ, bà Sáu chẳng may bị tai biến liệt nửa người. Suốt 2 năm điều trị bằng châm cứu huyệt đạo nhưng tình trạng sức khỏe của bà vẫn không thể phục hồi hoàn toàn. Sau một thời gian chấp nhận sống chung với bệnh tật, bà Sáu vô tình đọc được cuốn sách hướng dẫn phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống. Liên lạc với PV báo GĐ&XH Cuối tuần, bà Sáu đã bày tỏ mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng bệnh tật sau 40 năm liên tục áp dụng phương pháp đặc biệt này.
Ánh sáng cuối đường hầm
Bà Phạm Thu Hà (tên thường gọi là bà Sáu) sinh năm 1933, hiện trú tại đường Phạm Hùng, phường 4, quận 8 (TP. HCM). Bà Sáu năm nay đã bước sang tuổi ngoài bát tuần nhưng vẫn rất nhanh nhẹn và minh mẫn. Bà cho biết: “Ai gặp tôi cũng hỏi bí quyết mạnh khỏe. Chẳng có bí quyết gì cao siêu cả, tôi chỉ ăn gạo lứt muối mè hơn 40 năm nay nên cơ thể mới được khỏe mạnh đến giờ đấy chứ”. Đối với bà Sáu, việc ăn gạo lứt muối mè là cả một câu chuyện dài với hơn nửa đời người. Năm lên 10 tuổi, bà bị yếu gan nên hễ ăn trứng gia cầm hay thịt động vật là lại bị đầy hơi khó tiêu. Bởi lẽ đó, bà có sở thích ăn chay từ sớm. Năm hơn 20 tuổi, một hôm bà dậy đi tiểu đêm, vào nằm chưa ấm chỗ thì thấy chóng mặt nhức đầu. Cứ nghĩ cơn đau thông thường, bà tiếp tục nhắm mắt cố ngủ. Chẳng ngờ ngay sáng hôm sau tỉnh dậy, bà bỗng nhiên thấy hai lỗ tai đau nhức, đầu đau ê ẩm như búa bổ. Khi được phát hiện, bà đã bị méo miệng, mắt trái xếch lên, má trái bị tê liệt. Người nhà vội đưa bà đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bị tai biến bán thân do “trúng phong” và chỉ định điều trị bằng phương pháp châm cứu huyệt đạo.
Bà Sáu hồi tưởng: “Suốt hơn 2 năm tôi điều trị chứng tai biến bằng cách đi châm cứu các huyệt: trung xung, bách hội, tứ thần thông kết hợp chích nhân trung, thừa tương, phong trì, phong phủ, hợp cốc, lao cung, thái xung, dũng tuyền. Một thời gian dài thì bệnh có chút chuyển biến, má trái đã bắt đầu có chút cảm giác thôi, còn chứng đau đầu, nhức tai, mắt bị kéo xếch lên không thể phục hồi”. Do điều kiện gia đình khó khăn, bà Sáu điều trị được một thời gian thì tự bỏ ngang, chấp nhận sống chung với chứng tai biến quái ác.

Bà Sáu chia sẻ kinh nghiệm 40 năm ăn uống dưỡng sinh
10 năm sau, bà lập gia đình rồi sinh con. Nhưng đúng giai đoạn đang hạnh phúc nhất này, bệnh tật của bà lại trầm trọng hơn. Chứng nhức đầu do đợt tai biến năm nào hành hạ bà khổ sở mỗi ngày. Cứ như vậy, bệnh của bà đỡ rồi đau, lặp đi lặp lại. Thậm chí, do điều trị không đúng cách, bà Sáu còn bị đau đầu, bị ảnh hưởng nghiêm trọng dạ dày nên cơ thể ngày càng suy nhược, người gầy rộc, mệt mỏi.
Chứng kiến cảnh bà Sáu nay ốm, mai đau, nhiều người đã khuyên bà nên đi tìm thầy về cúng bái, lên chùa “giải căn” vì cái “nghiệp” bị bệnh tật hành hạ. “Lúc bị bệnh, tôi bi quan, chán nản lắm, chẳng bao giờ muốn nghĩ về tương lai. Nhưng bệnh tật là do xuất phát từ bên trong cơ thể, tôi chẳng tin chuyện mê tín như người ta đồn. Bởi vậy có bế tắc thật nhưng ai chỉ ở đâu có thầy giỏi, thuốc hay là tôi lặn lội đến “gõ cửa” chứ không bao giờ tìm tới mấy bà thầy bói. Khổ nỗi, do điều trị không đúng cách nên bệnh tình tôi mãi không thuyên giảm”, bà Sáu nhớ lại. Một thời gian sau đó, những cơn nhức đầu đến với bà ngày càng dày hơn. Hậu quả của nó là bà không làm được việc gì, mất ăn, mất ngủ, người mệt mỏi, tinh thần uể oải. Bà cảm tuyệt vọng, buông xuôi và nghĩ đến nước này không thể cứu chữa, cầm cự được ngày nào qua ngày đó. Đúng lúc tuyệt vọng nhất, bà vô tình đọc được cuốn sách hướng dẫn ăn “thực dưỡng” có tên “Phương pháp Tân Dưỡng Sinh” của cố giáo sư Ohsawa ở nhà một người bà con. Bà đã dành cả một ngày để xem và hiểu được giá trị của phương pháp dưỡng sinh này. Ngay ngày hôm sau, bà Sáu bắt đầu áp dụng triệt để như trong sách hướng dẫn. “Đầu tiên tôi nhịn đói ba ngày. Sau đó mới ăn một tháng gạo lứt muối mè theo kiểu số 7. Cứ đói thì ăn, hạn chế uống nước. Thật thần kỳ, những cơn đau đầu giảm dần và tan biến hẳn”, bà Sáu nhớ lại.
Cải biến các bữa ăn dưỡng sinh

Gạo lứt là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của bà Sáu
Kể từ khi ăn gạo lứt muối mè, bà Sáu cảm thấy tinh thần thoải mái và sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Nhớ lại những ngày đầu đi vào con đường “thực dưỡng”, bà Sáu cho biết đã phải đấu tranh nội tâm rất nhiều. Trước hết, thể trọng cơ thể ngày càng sụt giảm, những cơn đói cồn cào khiến bà đôi lúc xây xẩm mặt mày. Thấy bà ăn gạo lứt muối mè khiến cơ thể gầy rộc đi, nhiều người đã khuyên bà nên dừng lại. Thế nhưng, bà Sáu vẫn đặt niềm tin, hy vọng vào phương pháp của giáo sư Oshawa và cương quyết điều trị bệnh bằng cách này. Trời không phụ lòng người, không chỉ chứng đau đầu mà các triệu chứng khác của cơn tai biến bán thân năm nào cũng dần biến mất. Bà đã có thể nói chuyện như người bình thường, mắt không còn bị xếch, má trái hoàn toàn có cảm giác như ban đầu.
Kết thúc một tháng ăn theo kiểu số 7, bà Sáu tiếp túc áp dụng phương pháp này theo kiểu số 6. Bà nhớ lại: “Thấy tôi ăn ra khổ quá, con gái mới đi mua bí đỏ, củ cải về cho tôi ăn cùng với cơm gạo lứt. Lúc này, tôi ăn thêm cả tương tamari, tương mi sô và một chút hoa quả. Điều kỳ diệu nữa là chứng đau bao tử hành hạ tôi bấy lâu cũng đã khỏi hẳn”. Thời gian đầu vì không có điều kiện, bà Sáu chỉ nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, gạo không ngâm mà sau khi vo sạch đem nấu ngay. Khi nồi đã đặt lên bếp, bà cho lửa nhỏ liu riu khoảng 15-20 phút cho đến khi cơm chín. Sau này, bà mua nồi áp suất nên nấu cơm dễ dàng hơn, hạt cơm chín ngon và rất thơm.
Kể từ khi bà Sáu chữa lành các biến chứng tai biến đến nay đã 40 năm. Suốt thời gian này, chưa ngày nào trong bữa ăn hàng ngày của bà Sáu thiếu đi chén cơm gạo lứt muối mè thơm đượm. Nét mặt rạng rỡ, bà cười tươi bảo: “Hiện tại buổi sáng, tôi thường ăn bột gạo lứt, ngũ cốc đậu đỏ kèm theo bột sắn dây. 11 giờ trưa ăn một chén cơm gạo lứt muối mè cùng với tàu hủ, bí xanh, bí đỏ. Bữa chiều vào khoảng 5 giờ, tôi ăn
Với 40 năm kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè, hễ “trái gió trở trời”, người có dấu hiệu mang bệnh là bà Sáu lại tự làm “bác sĩ” cho mình. Bà cho biết: “Mấy chục năm nay, tôi không hề uống một viên thuốc Tây nào. Có lần, con gái chở đi ngoài đường bị xe tông vào làm đứt gân đầu gối, tôi chỉ đến bệnh viện nối rồi về ăn gạo lứt muối mè. Một tuần sau vết thương lành, tôi tự cắt chỉ tự rút ra”. Bà Sáu cho biết thêm, ngoài ăn gạo lứt muối mè, ngày nào bà cũng ra công viên tập dịch cân kinh, đi bộ thể dục. Hôm nào trời mưa, bà ở nhà đi lên xuống mấy chục bậc cầu thang trong nhà để rèn luyện sức khỏe. “Ăn gạo lứt muối mè rất tốt, tôi đã từng nghe nhiều trường hợp nhờ phương pháp này mà chữa được bệnh còn nghiêm trọng hơn tôi. Tuy vậy, để theo đuổi đến cùng và có kết quả lại không phải đơn giản nên ai muốn chữa bệnh bằng “thực dưỡng” phải chuẩn bị tâm lý, kiên trì đến cùng. Ngoài ăn uống, việc rèn luyện sức khỏe bằng thể dục thể thao cũng quan trọng không kém. Bởi vậy nên khi nào chưa phải nằm bẹp, tôi vẫn còn hoạt động”, bà Sáu chia sẻ.
(Còn nữa)
Khôi Nguyên

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 23 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 1 ngày trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.