Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lào Cai: Rùng mình nhà “neo” vách núi

Chủ nhật, 07:00 14/08/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Thừa nhận tình trạng ở một số huyện, xã còn nhiều hộ dân dựng nhà “neo” vách núi, tựa lưng vào đồi đầy nguy hiểm đặc biệt là khi có mưa, lũ quét… Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Lào Cai cho rằng, việc di dời còn gặp nhiều khó khăn.

Căn nhà của một hộ dân ở thôn Chu Lềnh Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát (Lào Cai) nằm chỏng trơ bên quả đồi đang sạt lở. Ảnh: Cao Tuân
Căn nhà của một hộ dân ở thôn Chu Lềnh Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát (Lào Cai) nằm chỏng trơ bên quả đồi đang sạt lở. Ảnh: Cao Tuân

Kiếm ăn… lưng chừng núi!

Thống kê sơ bộ cho thấy, Lào Cai là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề trong các cơn bão số 1 và số 2 với 13 người chết và mất tích, 969 nhà bị sập đổ, cuốn trôi, hư hỏng nặng, sản xuất bị ảnh hưởng nặng với 10.150 ha lúa, 1.054 ha hoa màu bị ngập úng, vùi lấp, trên 1.127 ha ao nuôi thủy sản bị tràn vỡ.

Theo nguồn tin riêng của PV Báo GĐ&XH, trước thời điểm xảy ra các cơn bão số 1 và số 2, tỉnh Lào Cai mới di dời được 72 hộ dân, chỉ bằng 1/5 so với kế hoạch phải di dời tổng cộng 391 hộ dân nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Hậu quả của việc này cho thấy, sau cơn bão số 2, nhiều ngôi nhà đã bị sập đổ, cuốn trôi và hư hỏng. Đau xót hơn, trường hợp gia đình anh Hồ Văn Quy và chị Đinh Thị Tới ở xã Cốc San, huyện Bát Xát (thuộc diện di dời) đã mất đi cả 3 con nhỏ do đất đá sạt xuống nhà.

Tương tự, thôn Hồ, xã Phìn Ngan, nơi được ví như “rốn lũ” vừa qua đã có 3 người mất tích và 20 hộ bị sập nhà trong cơn bão số 2 do tâm lý chủ quan. Hiện nay, nhiều người dân tộc Dao đỏ vẫn phải tạm trú tại phân hiệu Trường tiểu học của xã. Điều đáng buồn nhất, khi đoàn công tác của huyện Bát Xát vào vận động bà con di dời chỗ ở ra khỏi vùng nguy hiểm thì họ đều nhận được những cái lắc đầu từ chối. Bà con thôn Hồ bảo: “Đời ông, đời cha tao đã sống thế, giờ tao không đi đâu cả”. Trong lúc đợi cái lý của người Dao đỏ “mòn” đi nguy cơ đất, đá vẫn cứ ngày ngày trượt theo dòng nước ri rỉ qua các khe trượt xuống, lao thẳng vào hông các căn nhà gỗ tuềnh toàng nơi đây.

Ông Chảo Hùng Phấy, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan chua xót: “Sự cố chấp của người dân, cái lý của bà con dân tộc… đã khiến cả bản làng, cả hơn 200 nhân khẩu bị đặt trong báo động đỏ. Núi thì vẫn cứ trở mình, lúc lở, lúc trượt đỏng đảnh đến nhói lòng”.

Đưa vấn đề trên trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Phó Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai thì chúng tôi nhận được câu trả lời: “Chúng tôi đang gặp khó khăn trong công tác di dời, chủ yếu bởi nguồn ngân sách eo hẹp và tập quán của bà con đồng bào vùng cao”.

“Người Dao thích sống ven khe suối. Người Mông thì sống lưng chừng núi và thích sống riêng rẽ nên khi vận động họ đều không muốn đi. Bên cạnh đó, người dân ở khu vực này nhận thức chưa cao, cũng có tâm lý chủ quan là sống ở đây bao năm nên nghe cảnh báo họ cũng không sợ. Như gia đình anh Quy, chị Tới có 3 con bị thiệt mạng do cơn bão vừa qua, chính quyền đã vận động, cưỡng chế nhiều lần từ trước nhưng họ không đi”, ông Tuấn phân trần.

Hiểm họa “bom đất”

Theo thống kê nhanh của Ban Phòng chống lụt bão tỉnh Lào Cai, sau hai cơn bão số 1 và số 2, trên địa bàn toàn tỉnh này có tới hơn 1.300 hộ dân nằm trong diện nguy hiểm, cần di dời. Dẫn đầu trong số này là huyện Bát Xát với 254 căn nhà phải được hỗ trợ khắc phục ổn định và sắp xếp ra khỏi vùng chịu ảnh hưởng.

Chỉ trên địa bàn hai xã chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt lũ quét, lũ ống vừa qua là Tòng Sành và Phìn Ngan, đã có tới hàng trăm ngôi nhà bị san phẳng. Hầu hết, các công trình này đều được dựng sát các vách núi, đồi hoặc đối diện ngầm, suối vốn là những nơi có nguy cơ rất cao khi xảy ra mưa lũ. Điển hình, tại thôn Ki Kông Hồ, xã Tòng Sành có tới 100% số hộ hiện đang được đặt trong tình trạng báo động đỏ khi hiện tượng trượt, sụt lún từ những “quả bom đất” phía sau nhà có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Tảo Láo Sử, Chủ tịch UBND xã Tòng Sành cho biết, đã nhiều năm nay, tại địa bàn xã này mới xảy ra hiện tượng lũ quét trên diện rộng.

Cũng chính vì “lâu mới xảy ra” nên hầu hết người dân đều không có cảm giác biết sợ. Họ vẫn hồn nhiên xây nhà sát vách núi, thậm chí không phép, sai phép như hộ của anh Hồ Văn Quy, xã Cốc San; hoặc dựng nhà ở đối diện, sát các ngầm nước như hộ anh Vàng Văn Quynh, xã Tòng Sành. Khi nước đổ dồn về, các căn nhà này đều trở thành điểm có nguy cơ cao dễ dẫn đến sự cố đáng tiếc.

Thậm chí, theo thống kê nhanh từ UBND xã Tòng Sành, tại địa phương này, có cả một bản xây nhà theo lối dựa lưng vào núi, đồi, nên sau cơn lũ rạng sáng 5/8, toàn bộ bản bị đặt trong báo động đỏ vì hiện tượng sụt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Chủ quan, không lường trước được hết sự tàn khốc của thiên tai, nên khi lũ đổ về, ngay cả những “quán quân chạy lũ” ở Phìn Ngan vẫn rơi vào bị động. Kể về đêm kinh hoàng đầu tháng 8 vừa qua, Chảo Láo Khờ, Trưởng thôn Sủng Hoảng 2 cho hay: “Khoảng 2 rưỡi sáng lũ mới về nhưng nửa đêm dân đã gọi báo vì mưa to, nước chảy lớn quá không ngủ được. Đến 2 giờ thì nước càng lúc càng lớn, mình mới kêu gọi bà con chạy lên trường học để tránh”.

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai cho hay: “Sắp tới, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Lào Cai sẽ cương quyết, quyết liệt đưa dân ra khỏi vùng nguy hiểm, bằng mọi biện pháp, bằng mọi khả năng có thể. Tỉnh sẽ họp lại chỉ đạo tích cực hơn. Những nơi bức bách sẽ di chuyển trước. Với những hộ chưa di dời được ngay bây giờ thì yêu cầu cứ mưa bão là phải sơ tán hết. Dứt khoát là phải như thế. Cứ đêm là sơ tán hết chứ không cho họ ở đó nữa...”.

Lại lo sơ tán dân

Nói về việc phòng chống mưa bão trong thời gian tới, ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai cho biết: “Hôm 10/8 chúng tôi nhận được công điện về tình hình mưa bão trong những ngày tới. Thực tế hôm nay (11/8), tại Lào Cai đang nắng rất to, tuy nhiên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh vẫn chỉ đạo cán bộ đi đến từng địa phương có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất để cảnh báo người dân chủ động phòng tránh. Trong đêm nay và ngày mai, nếu thời tiết thay đổi có mưa lớn chúng tôi sẽ tổ chức sơ tán người dân đến nơi an toàn”.

Tan lũ, phát hiện thêm tử vong

Sáng (11/8), tại ngầm Nậm Mả, tỉnh lộ 151, đoạn qua xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, người dân phát hiện 1 chiếc xe máy mang BKS 99 S1-5434 nằm chỏng chơ trên đường. Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định chủ nhân của chiếc xe trên là vợ chồng anh Phạm Công Môn (SN 1963) và chị Đỗ Thị Thanh Nhàn (SN 1965), hộ khẩu thường trú tại xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, Lào Cai. Ông Hà Ngọc Kiểm, chủ tịch xã Võ Lao (Văn Bàn, Lào Cai) cho biết, đêm 10/8, vợ chồng anh Môn đi sang huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Trên đường về nhà có thể do trời tối, trên địa bàn lại có mưa, ngầm Võ Lao bị ngập nên có khả năng hai vợ chồng điều khiển xe máy đi qua ngầm đã bị nước cuốn trôi và mất tích sau đó. Hiện xã Võ Lao cũng đã huy động khoảng 50 người khẩn trương tìm kiếm nạn nhân.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 5 phút trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 39 phút trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 40 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Xã hội - 45 phút trước

GĐXH - Đại diện Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành triệu tập nhóm thanh niên và lập biên bản về các hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, giao xe cho người không đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 1 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 1 giờ trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh cuối mùa cường độ rất yếu nhưng thường gây mưa, nền nhiệt sẽ suy giảm. Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp.

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 3 giờ trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Mối tình đôi bờ vĩ tuyến và đám cưới đặc biệt qua cây cầu 'thống nhất'

Xã hội - 3 giờ trước

Mỗi lần kể về chuyện tình của mình, ông Nghi và bà Hoa lại rưng rưng nước mắt, bởi họ là những người đầu tiên làm lễ rước dâu qua cầu Hiền Lương lịch sử, sau ngày hòa bình lặp lại.

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Người phụ nữ bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng đã trình diện Công an

Xã hội - 3 giờ trước

Người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho 2 nữ du khách nước ngoài đã đến trình diện Công an.

Top