Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
GĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.
VNN đưa tin đầu năm 2025, anh N.Đ.T (37 tuổi, Hà Nội) đi khám phát hiện mắc ung thư gan và được tư vấn điều trị nội khoa.
Trong lúc hoang mang, gia đình anh T. đã lên mạng tìm vào các hội nhóm "tìm thầy tìm thuốc". Sau khi xem một clip với thông điệp “Đừng là giai đoạn cuối” chia sẻ về những người bị ung thư giai đoạn cuối được cứu sống, gia đình anh T. tin rằng đây là cơ hội cho nam bệnh nhân.

Ảnh minh họa
Chị Hương - vợ anh T. chia sẻ: “Chúng tôi không rõ đây là bác sĩ hay lang y, chỉ biết họ mặc áo giống bác sĩ. Gửi hồ sơ bệnh án và đặt cọc là sẽ có thuốc. Liệu trình 40 triệu đồng/tháng, cam kết tiêu u. Họ cũng cung cấp một loạt tin nhắn cảm ơn của những người đã khỏi bệnh”.
Với hy vọng "còn nước còn tát", gia đình đã mua một liệu trình thuốc cho anh T. uống. Hai tuần sau, anh T. phải vào cấp cứu vì men gan tăng cao, cổ trướng. Một tuần sau, bệnh nhân qua đời trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Trao đổi với PV VNN, Bác sĩ Ngô Văn Tỵ - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.
Ung thư gan nguy hiểm thế nào?
Ung thư gan là bệnh lý ác tính, tiến triển thầm lặng, rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm, trong khi tỷ lệ bệnh nhân tử vong lại rất cao. Nguyên nhân gây ra ung thư gan có thể kể đến như virus viêm gan B, viêm gan C, thói quen uống nhiều rượu, nhiễm độc hóa chất,...
Khi khối u ác tính còn nhỏ, bệnh nhân gần như không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Một số những biểu hiện điển hình như: Mệt mỏi, chướng bụng, chán ăn, sụt cân, đau ở hạ sườn phải... cũng chỉ xuất hiện khi khối u gan đã lớn.
Một khi những triệu chứng đã xuất hiện khá rõ như: Đau dữ dội ở dưới sườn phải, khối u xuất hiện nhiều, bụng chướng, thể trạng gầy yếu, suy kiệt, sốt, vàng da... thì bệnh đã ở vào giai đoạn muộn, khả năng chữa trị lúc đó sẽ rất khó khăn.

Ảnh minh họa
Nên làm gì khi phát hiện ung thư gan?
Bệnh ung thư gan muốn điều trị hiệu quả, khả năng khỏi bệnh cao thì không chỉ cần phát hiện sớm mà còn phải điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh trong quá trình trị liệu cũng phải tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, tâm lý lạc quan, có niềm tin vào tiến trình điều trị.
Trên thực tế, đa phần bệnh nhân ung thư gan phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Chính vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm ung thư gan mang ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với những người mắc bệnh viêm gan mãn tính cần đi tầm soát định kỳ.
Cần làm gì để phòng ngừa và điều trị ung thư gan
Để chủ động phòng ngừa bệnh ung thư gan, nên kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tiêm phòng các bệnh viêm gan siêu vi, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi khoa học, không rượu bia, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe...
Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam. Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C.
Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan để giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi nghi ngờ mắc ung thư gan, cần được thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, thăm chụp cắt lớp, sinh thiết gan… để đưa ra kết luận chính xác.


Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcSỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Mùa hè, uống nước cam vào thời điểm này để thải độc gan, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Chất xơ có trong cùi và múi cam có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, thải độc gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.

Người đàn ông 41 tuổi ở Quảng Ninh đang khỏe mạnh bất ngờ bị nhồi máu cơ tim từ dấu hiệu điển hình này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nam bệnh nhân bị nhổi máu cơ tim vốn khỏe mạnh, không có tiền sử tim mạch, bỗng đau ngực dữ dội, ngất xỉu...

Người đàn ông 30 tuổi phát hiện mắc bệnh tình dục từ triệu chứng nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, cảm giác đau rát dọc niệu đạo khi đi tiểu.

6 thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĐể giảm thiểu tác hại khi uống rượu, tham khảo một số thực phẩm nên ăn giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy rượu và xử lý rượu an toàn hơn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.