Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liều thuốc vua uống một mùa “khỏe quanh năm” đã vĩnh viễn thất truyền

Thứ bảy, 07:27 10/01/2015 | Phòng the

GiadinhNet - Nếu chỉ nhìn vào thành phần của Dưỡng sinh phương, nhiều người sẽ lầm tưởng bài thuốc xuân dược đầu tiên của Trung Hoa cổ đại này cũng đơn giản như thuở hồng hoang ngày ấy. Kỳ thực, không phải ai cũng có thể bào chế được một bát thuốc cường dương này. Nếu không nắm được bí quyết, có chăng thứ mà họ nhận được chỉ là bát... canh thịt mà thôi.

Rắc rối không ngờ

Thành phần, cách chế biến và công dụng của Dưỡng sinh phương chỉ được gói gọn trong một câu duy nhất: “Vào mùa xuân, dùng chim sẻ non, gà con băm viên tráng chung với trứng chim, trứng gà, viên thành hoàn nhỏ, ăn nhiều rất tốt cho khả năng chăn gối của nam giới”. Từ khi bài xuân dược này được phát hiện, không ít người đã học theo, tự tay chế biến cho mình một bát thuốc tráng dương mà hàng nghìn năm trước, vị vua đầu tiên của Trung Quốc từng uống để có sức “ban ơn mưa móc” cho cung tần mỹ nữ, hòng gieo dòng “thánh chủng”. Sự thực, không phải ai cũng thành công như Hạ vương. Chỉ ít lâu sau khi trào lưu này bùng nổ, những lời phàn nàn đầu tiên về công dụng của Dưỡng xuân phương đã xuất hiện. Nhiều người than đã làm y như những gì tiền nhân truyền lại trên tấm ngọc bích kia, vậy mà ăn mãi chẳng thấy “khoản ấy” khá khẩm hơn. Khi những lời ca thán ngày càng nở rộ, một nhóm nhà khoa học đủ mọi chuyên ngành của Đài Loan đã quyết định vào cuộc kiểm chứng lời chê trách của hậu thế đối với bài thuốc nức tiếng này.

Nhiệm vụ quả là khó khăn bởi sau khi trực tiếp thử nghiệm trên một nhóm tình nguyện viên, các nhà nghiên cứu cũng phải thừa nhận rằng, quả thực bát thuốc chế biến theo công thức trên không hề có công dụng gì về mặt sinh lý. Nó chỉ là một bát canh thịt không hơn không kém. Nếu cứ thế uống một cách đều đặn hàng ngày, người dùng không những không cải thiện được chuyện phòng the mà còn có nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe do chứng phát phì. Vậy phải chăng, giai thoại về năng lực bất phàm trong chuyện ấy của vua Hạ Vũ chỉ là trí tưởng tượng của dân gian?

Theo truyền thuyết, ông sống thọ đến 70 tuổi, trị vì trên ngai vàng tới 45 năm, có chừng 100 thê thiếp và 32 người con (cả trai lẫn gái). Sử sách cũng nói rằng trong quãng thời gian từ khi được “đế sư” Đại Thành Tử truyền cho bài Dưỡng sinh phương, vị hoàng đế này không hề bị ốm đau và đương nhiên chẳng phải dùng đến những loại thuốc nào khác. Thứ duy nhất ông uống cho đến tận những năm tháng cuối đời chỉ là những bát thuốc bổ này. Chính Dưỡng sinh phương đã giúp ông có được thể lực sung mãn, trí tuệ minh mẫn và tuổi thọ thuộc hàng hiếm có vào thời ấy. Vậy thì không thể có chuyện, Dưỡng sinh phương lại là thứ lợi bất cập hại như người đời sau cảm nhận. Phải chăng phía sau thành phần và cách chế biến kia còn ẩn chứa bí mật gì mà hậu thế chưa thể khám phá được, và chính đó mới là yếu tố quan trọng làm lên sự khác biệt giữa một bát thuốc xuân dược với một bát canh thịt tầm thường? Quyết tâm tìm hiểu sự thật nhưng cũng phải mất hơn 5 năm, nhóm nghiên cứu mới tìm ra câu trả lời. Hóa ra, bí quyết chính là ở thành phần của bài thuốc.

Nhiều “đại gia” ăn trái đắng

“Vào mùa xuân, dùng chim sẻ non, gà con băm viên tráng chung với trứng chim, trứng gà, viên thành hoàn nhỏ, ăn nhiều rất tốt cho khả năng chăn gối của nam giới”. Rõ ràng là vậy, nhưng mỗi thành phần lại phải lựa chọn chứ không phải dùng bừa loại nào cũng được. Phải lục tìm hàng trăm ngàn pho sách cổ, nhóm nghiên cứu mới biết được rằng, chỉ riêng tìm được đúng loại chim sẻ cần dùng cũng đã là một kỳ công. Những người đương đại từng chê trách Dưỡng sinh phương không có hiệu quả là bởi họ đã dùng đủ thứ chim sẻ khác nhau có thể dễ dàng kiếm được quanh nơi mình sinh sống. Thật ra, thành phần tạo nên Dưỡng sinh phương là chim sẻ trắng – một chi họ cực hiếm của chim sẻ, chỉ sống ở những vùng Đông Bắc lạnh giá của Trung Quốc.

Đây là một loài có tập tính sinh sống vô cùng kỳ lạ. Suốt cả mùa đông dài, sẻ trắng trú ẩn tại tổ của mình, sống sót nhờ thức ăn tích trữ chứ không di cư đến các vùng ấm áp hơn như những loài chim khác. Chim sẻ trắng không làm tổ đơn chiếc mà sống theo bầy đàn. Chúng thường chọn những hang lớn, kín gió trên các ngọn núi cao để làm tổ. Bất chấp bên ngoài giá lạnh, cả đàn chim vẫn thoải mái bay lượn và ăn uống bên trong hang. Không thể ra ngoài bay nhảy tự do, lũ chim này chỉ biết bay lượn trong hang, ăn và... giao phối cho đỡ buồn, chờ mùa Đông đi qua.

Theo các nhà điểu học, khoảng 90% chim đực trưởng thành sẽ chết trước khi mùa xuân đến, không hiểu vì thời tiết hay vì phải “lao động quá sức”. Đổi lại, một thế hệ chim non sẽ ra đời vào những ngày xuân ấm áp đầu tiên. Sau khi lũ chim con này biết bay nhảy thành thạo, các con chim mái mẹ chúng sẽ tự lao đầu xuống nước chết theo các “tình lang” của mình. Màn “thay máu” thế hệ này khiến cho tuổi thọ của mỗi con chim sẻ trắng chỉ vẻn vẹn có 1 năm. Thế nên, tất cả các tinh hoa của chúng sẽ phát tiết trong quãng thời gian ngắn ngủi này. Các chú chim đực, chỉ cần biết bay thành thạo là đã lập tức tìm con mái để giao phối. Thế nên năm xưa, Đại Thành Tử đã dặn Hạ Vũ rằng, phải bắt được đám này khi chúng còn chưa kịp “phá sức”, tinh khí vẫn còn nguyên vẹn. Tức là phải dùng những con chim sẻ trắng đực và quan trọng là “còn zin”. Để chắc ăn, các thợ săn thường tóm luôn từ lúc chúng còn đang chập chững tập bay. Thời gian chuyển về kinh đô làm thuốc cũng đủ cho đám này cứng cáp hơn, tinh chất trong người tích tụ đến độ bão hòa. Vào tay các ngự y, chúng sẽ lập tức bị biến thành con át chủ bài của Dưỡng sinh phương.

Các thành phần còn lại thì không kỳ công đến thế. Gà non là loại gà ác đen tuyền. Để có trứng chim sẻ trắng, thợ săn sẽ đột nhập vào hang của chúng từ mùa đông, thu hoạch xong thì vùi xuống tuyết, đợi đến khi có chim sẻ non, bắt rồi đem tiến vua một lượt. Trứng gà ác cũng có quanh năm nên không thành vấn đề. Đem sẻ non và gà ác non băm nhỏ, trộn với trứng của chúng, nấu chín thành canh. Đó chính là Dưỡng sinh phương huyền thoại.

Các nhà sử học đã phát hiện ra rằng, kể cả khi mùa xuân qua đi thì Hạ Vũ và các đời vua sau ông vẫn giữ được phong độ của mình. Điều đó chứng tỏ Dưỡng sinh phương có tác dụng rất lớn và rất lâu bền. Hiếm có bài thuốc nào, nhất là thuốc xuân dược mà chỉ uống trong 1 mùa nhưng lại có thể phát huy công lực khiến cả 4 mùa đều “sung” như vậy cả. Thành phần của bát canh trứ danh này đến nay chưa được tiết lộ, bởi những người nghiên cứu nó đang có dự định sẽ bào chế ra một sản phẩm tương tự, đảm bảo tha hồ hốt bạc. Còn với những người muốn được “một lần làm vua”, thưởng thức bát Dưỡng sinh phương bào chế đúng như nguyên bản nghìn năm về trước thì đã sớm phải thất vọng: loài chim sẻ trắng kỳ dị này đã bị tuyệt chủng từ khi nào không hay. Ở Trung Quốc hiện tại, người ta không còn tìm thấy dấu vết về sự tồn tại của chúng nữa. Thế nên, người đời sau đành phải trông chờ vào những liều “Dưỡng sinh phương” nhân tạo được bào chế trong phòng thí nghiệm, dựa vào khoa học công nghệ mà thôi. Không biết rằng, liệu nó có xứng với danh tiếng bất hư truyền mấy nghìn năm nay hay không...   

Ths. Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, các thành phần bài xuân dược nói trên trên chỉ có chim sẻ được nằm trong danh sách những vị thuốc bổ thận, tráng dương của y học cổ truyền. “Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả bổ thận, tráng dương tốt nhất, cổ nhân thường phối hợp dùng chim sẻ với một số vị thuốc và chế biến thành những món ăn - bài thuốc. Những người thể chất thiên về âm hư, hoặc mắc các chứng bệnh rối loạn tình dục thuộc thể âm hư hỏa vượng như người gầy, nóng trong, mặt đỏ, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, đổ mồ hôi trộm, miệng khô, họng khát, hay hoa mắt, chóng mặt, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ… thì không nên ăn thịt chim sẻ”, Ths. Toàn cho biết.

Thanh Tùng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sức mạnh của những lời thì thầm trong đêm

Sức mạnh của những lời thì thầm trong đêm

Phòng the - 1 ngày trước

GĐXH - Có những lời nói không cần lớn tiếng, không cần hoàn chỉnh về câu cú, thậm chí không cần rõ ràng – nhưng vẫn đủ sức làm người nghe rung động đến tận cùng. Đó là lời thì thầm – âm thanh bé nhỏ nhưng đầy quyền năng, đặc biệt trong những khoảnh khắc thân mật về đêm.

Bí quyết để có được cuộc yêu trọn vẹn

Bí quyết để có được cuộc yêu trọn vẹn

Phòng the - 2 ngày trước

GĐXH - Trong một mối quan hệ, có những lúc "chuyện ấy" bỗng trở nên nguội lạnh, không phải vì thiếu tình yêu, cũng chẳng do vấn đề thể chất, mà đơn giản bởi… cảm xúc không ổn định.

Không phải kỹ năng, không phải tư thế, đây mới là điều quan trọng chạm vào cảm xúc thăng hoa khi yêu

Không phải kỹ năng, không phải tư thế, đây mới là điều quan trọng chạm vào cảm xúc thăng hoa khi yêu

Phòng the - 3 ngày trước

GĐXH - Giữa những lời khuyên về kỹ thuật phòng the, tư thế hoàn hảo hay chế độ ăn tăng ham muốn, có một yếu tố đơn giản nhưng lại thường bị bỏ qua – đó là sự lắng nghe.

Khi gần gũi, im lặng có đáng sợ?

Khi gần gũi, im lặng có đáng sợ?

Phòng the - 4 ngày trước

GĐXH - Khi nói đến tình yêu, đặc biệt là trong không gian riêng tư, người ta thường nghĩ đến những lời thì thầm ngọt ngào, những hành động gợi cảm, hay những cái chạm đầy ý nghĩa.

Bí mật tạo nên sự hấp dẫn thực sự trong chuyện gối chăn

Bí mật tạo nên sự hấp dẫn thực sự trong chuyện gối chăn

Phòng the - 5 ngày trước

GĐXH - Có một sự thật ít ai nói ra: sự hấp dẫn trong chuyện chăn gối không chỉ đến từ vóc dáng hoàn hảo hay kỹ năng điêu luyện, mà phần lớn bắt nguồn từ sự tự tin mà mỗi người toát ra khi họ thoải mái với chính cơ thể của mình.

Cô gái 20 tuổi tá hỏa mắc bệnh lậu sau ‘mặn nồng’ với bạn trai

Cô gái 20 tuổi tá hỏa mắc bệnh lậu sau ‘mặn nồng’ với bạn trai

Phòng the - 6 ngày trước

GĐXH - Một người phụ nữ 20 tuổi đã tìm đến phòng khám sau ‘mặn nồng’ với bạn trai và được bạn trai thông báo nhiễm lậu. Kết quả, cô được chẩn đoán mắc viêm âm đạo do lậu.

Không phải 'kỹ thuật', mà là những điều này!

Không phải 'kỹ thuật', mà là những điều này!

Phòng the - 6 ngày trước

GĐXH - Tình dục, tự thân nó là một ngôn ngữ – thứ ngôn ngữ nguyên sơ và mạnh mẽ bậc nhất của con người. Nhưng sẽ ra sao nếu ngôn ngữ ấy bị cắt rời khỏi cảm xúc? Khi những đụng chạm trở nên vô âm, vô hình, không lời – phải chăng, thứ được gọi là “gần gũi” lại đang trở nên… xa cách?

Không phải 'lên đỉnh', đây mới là điều đối tác cần nhất khi gần gũi

Không phải 'lên đỉnh', đây mới là điều đối tác cần nhất khi gần gũi

Phòng the - 1 tuần trước

GĐXH - Có một sự thật ít người nói ra, nhưng nhiều người cảm nhận sâu sắc: trong gối chăn, điều khiến ta tổn thương không phải là sự va chạm da thịt mà là cảm giác không được chấp nhận – cả về hình thể, tâm lý lẫn cảm xúc.

Đây mới là điều quan trong nhất khi 'ân ái' cặp đôi nên nhớ

Đây mới là điều quan trong nhất khi 'ân ái' cặp đôi nên nhớ

Phòng the - 1 tuần trước

GĐXH - Trong thế giới của yêu thương và ân ái, người ta thường quan tâm đến cách chạm, cách nói, thậm chí là cách khiêu khích. Nhưng lại dễ quên rằng: lắng nghe – tưởng chừng tĩnh lặng và đơn giản – mới là thứ làm nên chiều sâu cho mỗi lần gần gũi.

Sau gần gũi, nhất định phải làm điều này giúp cặp đôi gắn kết hơn

Sau gần gũi, nhất định phải làm điều này giúp cặp đôi gắn kết hơn

Phòng the - 1 tuần trước

GĐXH - Trong khoảnh khắc sau cuộc yêu – khi cơn mê chợt dịu lại, khi nhịp tim tìm về trạng thái cân bằng – có một điều tưởng như rất nhỏ nhưng lại chứa đựng năng lượng vô hình: ánh mắt.

Top