Lỡ cơ hội điều trị ung thư ruột, chàng trai hối hận vì bỏ qua 3 dấu hiệu khi đi vệ sinh
Mới 17 tuổi nhưng chàng trai này đã mắc ung thư ruột kết giai đoạn cuối, bỏ lỡ cơ hội phẫu thuật, có thể chỉ sống được nửa năm nữa.
Theo tờ Aboluowang của Trung Quốc, mới đây, một chàng trai 17 tuổi đến từ Hàng Châu (Trung Quốc), tên Tiểu Giang, xuất hiện triệu chứng trướng và đau bụng, bố mẹ cậu cho rằng đó là bệnh dạ dày nên không để ý nhiều, không đưa cậu đi để gặp bác sĩ. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài hai, ba ngày không thuyên giảm, Tiểu Giang lại lên cơn sốt, lúc này bố mẹ mới vội vàng đưa cậu đến bệnh viện điều trị.
Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện trong ruột của Tiểu Giang có một khối u rất lớn, bề mặt không bằng phẳng, kết quả giải phẫu bệnh khẳng định Tiểu Giang bị ung thư ruột kết! Bác sĩ nói rằng bệnh tình đã ở giai đoạn cuối và có thể chỉ còn sống được nửa năm nữa vì Tiểu Giang đã bỏ lỡ cơ hội phẫu thuật.
Khi tìm hiểu bệnh sử, các bác sĩ được biết gia đình Tiểu Giang không có ai mắc bệnh ung thư, cuộc sống tương đối đều đặn, không có thói quen ăn uống xấu. Nhưng cách đây nửa năm, Tiểu Giang nhập viện để khám do tắc ruột, lúc đó chỉ chụp X-quang bụng đơn giản, sau đó nhịn ăn, triệu chứng thuyên giảm nên cậu không thực hiện nội soi đường tiêu hóa và không có kiểm tra sâu hơn về nguyên nhân gây bệnh.
Chính vì chúng ta thường không chú ý đến những bất thường về thể chất nên đã lãng phí thời gian điều trị quý giá.
3 hiện tượng có thể xảy ra khi đi vệ sinh cảnh báo ung thư ruột
1. Thay đổi thói quen đại tiện
Một trong những triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của ung thư ruột là sự thay đổi thói quen đại tiện. Mọi người có thể nhận thấy những thay đổi như:
- Táo bón hoặc tiêu chảy: Hai tình trạng này rất có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư ruột. Nếu tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian mà không có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc... thì cần phải xem xét nghiêm túc.
- Thay đổi hình dạng và màu sắc của phân: Phân của bệnh nhân ung thư ruột có thể dài ra hoặc có vệt máu. Ngoài ra, màu sắc của phân cũng có thể thay đổi, chẳng hạn như xuất hiện màu đen hoặc đỏ tươi, có thể là dấu hiệu của chảy máu trong.
2. Triệu chứng khó chịu ở đường ruột
Ngoài những thay đổi trong thói quen đại tiện, ung thư ruột giai đoạn đầu còn có thể kèm theo các triệu chứng khó chịu ở đường ruột sau:
- Đau bụng và khó chịu: Bệnh nhân ung thư ruột thường có thể bị đau bụng không rõ nguyên nhân ở giai đoạn đầu, cảm giác khó chịu này có thể liên tục hoặc ngắt quãng, có thể kèm theo các triệu chứng như trướng bụng, đầy bụng.
- Chảy máu đường ruột: Trong giai đoạn đầu của ung thư đường ruột, tình trạng chảy máu đường ruột có thể xảy ra, dẫn đến phân có máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Đôi khi, bệnh nhân có thể nhận thấy máu xuất hiện trong bồn cầu hoặc trên khăn giấy sau khi đi đại tiện.
- Tắc ruột: Ung thư đường ruột giai đoạn tiến triển có thể gây tắc ruột, lúc này người bệnh có thể cảm thấy đau bụng dữ dội, nôn mửa, buồn nôn và các triệu chứng khác.
3. Các triệu chứng khác
Ngoài các hiện tượng liên quan đến đường ruột nêu trên, ung thư ruột giai đoạn đầu còn có thể kèm theo các triệu chứng thực thể khác:
- Giảm cân: Bệnh nhân ung thư ruột có thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân, ngay cả khi thói quen ăn uống và tập thể dục của họ không thay đổi.
- Mệt mỏi và suy nhược: Bệnh nhân ung thư ruột có thể cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, sự mệt mỏi này có thể liên quan đến bệnh thiếu máu hoặc sự tích tụ các chất chuyển hóa của khối u.
Những triệu chứng này không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh ung thư ruột và cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề khác về đường ruột. Vì vậy, khi các triệu chứng này xuất hiện, bạn nên nhanh chóng đi khám và tiến hành các xét nghiệm, sàng lọc sâu hơn để phát hiện và điều trị ung thư ruột càng sớm càng tốt, nâng cao tỷ lệ sống sót. Đồng thời, duy trì thói quen ăn uống tốt, khám sức khỏe định kỳ và tránh các yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề về đường ruột cũng là những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa ung thư ruột.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, The Healthy
Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 1 giờ trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao
Sống khỏe - 3 giờ trướcTập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.
Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp
Sống khỏe - 8 giờ trướcCác nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, khi những cơn đau đầu khởi phát kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đi khám kịp thời.
5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể
Sống khỏe - 12 giờ trướcSắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu…
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏeGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.