Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loài cây mọc hoang ở bìa rừng nhưng lại rất tốt giúp chữa bệnh gút

Thứ sáu, 13:02 30/08/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Quốc Khánh được nghỉ 3 ngày, nhiều quý ông đã lên kế hoạch nhậu nhẹt với gia đình, bạn bè, nhưng các bác sĩ khuyên người dân ăn uống giữ gìn, kèo phải đi tìm cây Sói rừng chữa bệnh.

Câu chuyện về bệnh gút

Tối hôm trước ông Nguyễn Hoàng (Long Biên, Hà Nội) dặn vợ chuẩn bị đồ ăn uống để dịp 2/9 gọi con cháu về liên hoan. Nhưng cả đêm hôm đó ông mất ngủ vì ngón chân cái sưng đỏ, đau dữ dội tới mức sáng ra phải nghỉ làm. Tới bệnh viện thì bác sĩ kết luận ông đã bị bệnh gút, và do chủ quan để lâu không đi khám nên đã biến chứng sang suy thận thể nhẹ. Ông Hoàng "cãi" là bệnh gút chỉ làm phiền những người nhà giàu, ăn ngon… nhà ông nghèo, ăn chay đậu phụ, rau quả, muối vừng, muối lạc… sao lại bị gút.

Loài cây mọc hoang ở bìa rừng nhưng lại rất tốt giúp chữa bệnh gút - Ảnh 1.

Bệnh gút làm ngón chân cái sưng đỏ, đau dữ dội . Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ, gút là bệnh do rối loạn chuyển hoá liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Thức ăn nhiều chất đạm chỉ là một trong những yếu tố, nguy cơ gây bệnh, chứ không phải là nguyên nhân chính gây bệnh gút. Cho nên có những người ăn chay trường, hoặc ít ăn thịt cá vẫn có thể mắc bệnh gút vì trong cơ thể có những rối loạn chuyển hoá purine.

Nhiều người sai lầm tưởng bị gút điều trị thuốc và hết đau là đã khỏi, nhưng uống thuốc và hết đau mới tạm giải quyết tình trạng viêm của khớp, gân. Tuy ổn định về mặt lâm sàng và acid uric máu trở về bình thường thì vẫn cần điều trị tiếp 3 - 6 tháng (tùy tình trạng đã có tophi hay chưa), bởi gút diễn biến rất mạn tính, kéo dài nhiều năm. Có những bệnh nhân ăn kiêng triệt để nhưng bệnh gút vẫn tái phát, bởi acid uric đến từ nội tạng cơ thể.

Loài cây mọc hoang ở bìa rừng nhưng lại rất tốt giúp chữa bệnh gút - Ảnh 2.

Cây Sói rừng. Ảnh minh họa.

Sói rừng, thuốc quý chống viêm, giảm đau

Theo Ths. BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), trong vô số các cây thuốc có công dụng chữa bệnh, cây Sói rừng (cửu tiết trà, tiếp cốt mộc, cửu tiết phong… tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb.) - là vị thuốc quý trong dân gian, hay mọc hoang ở bìa rừng, ven núi, nơi có độ ẩm cao vùng Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Theo Đông y, Sói rừng có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống… Gần đây các nhà y học đã chứng minh được khả năng điều trị bệnh gút của Sói rừng.

Theo dược học cổ truyền, cây Sói rừng vị cay, tính bình, có công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, khứ phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống… Các cụ xưa thường dùng chữa viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, tổn thương do trật đả, gãy xương, thống phong (bệnh gút)… Toàn cây từ rễ, lá, thân đều dùng làm thuốc chữa bệnh.

Loài cây mọc hoang ở bìa rừng nhưng lại rất tốt giúp chữa bệnh gút - Ảnh 3.

Cây Sói rừng rất hữu ích cho người chớm hoặc đã bị bệnh gút.

Từ lâu người Tày ở Lạng Sơn đã dùng Sói rừng như trà thảo dược, gọi là chè Thói (hay chè Sói), dùng như chè xanh hàng ngày, hoặc đun sôi kỹ rồi uống như các vị thuốc nam. Sói rừng rất hữu ích cho những người bị có nguy cơ mắc bệnh gút, nồng độ acid uric tăng cao trong máu, bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mạn tính.

Bà con thu hái Sói rừng tươi quanh năm, đem về rửa sạch, cắt đoạn rồi phơi khô, cất trong trong túi nilong kín để chống ẩm mốc. Nhiều nghiên cứu gần đây cây Sói rừng được dùng điều trị bệnh gút, hỗ trợ điều trị ung thư dưới dạng tân dược, thực phẩm chức năng… Nhiều bệnh nhân còn tìm mua Sói rừng tươi về sắc uống theo cách truyền thống, vừa rẻ vừa hiệu quả.

Để trị bệnh gút, bà con làm như sau:

- Lấy 15 – 30g sói rừng khô rửa sạch, sắc nước uống hàng ngày, liên tục 3 tháng. Uống sau các bữa ăn từ 15 -20 phút, dùng khi còn ấm.

- Hoặc dùng Sói rừng khô có thể nghiền thành bột mịn pha uống với rượu (mượn rượu làm chất dẫn).

- Hoặc ngâm rượu với cây sói rừng khô để trị bệnh.

Loài cây mọc hoang ở bìa rừng nhưng lại rất tốt giúp chữa bệnh gút - Ảnh 4.

Cây Sói rừng. Ảnh minh họa.

Nghỉ lễ Quốc khánh nhiều người đã lên kế hoạch nhậu nhẹt với gia đình,bạn bè, nhưng các bác sĩ khuyên người dân ăn uống giữ gìn, kèo phải đi tìm Sói rừng chữa bệnh, bởi bệnh gút ngày nay gút không còn là bệnh nhà giàu với nam giới trung niên, mà người nghèo cũng có tỉ lệ bệnh gút cao, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả ở phụ nữ sau mãn kinh hàm lượng estrogen giảm mạnh cũng không nên coi thường.

Lưu ý:

- Bệnh nhân gút dùng thuốc từ Sói rừng vẫn cần kết hợp ăn uống và tập luyện khoa học để tăng hiệu quả, nhưng chỉ nên tập vừa sức, vận động đều và thường xuyên.

- Không dùng Sói rừng khi đói, nước sắc cây Sói rừng không để qua đêm.

- Dùng Sói rừng kiêng ăn: Gan, thận, tim, tiết canh, lưỡi, óc, thịt chó, nước ép thịt, cầy vòi, cầy giông, cá trích, nước mắm từ cá trích… Rau củ kiêng đậu hà lan, rau đay, mồng tơi.

- Không uống rượu bia, các chất kích thích, nước ngọt có ga để ổn định acid uric trong cơ thể.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người âm hư hỏa vượng thì không nên dùng cây Sói rừng.

Cách giảm acid uric máu:

- Hạn chế ăn các thức ăn giàu đạm. Tuy không cần kiêng tuyệt đối thức ăn nào, nhưng luôn chú ý để không ăn đạm quá nhiều mà ảnh hưởng đến bệnh gút.

- Tăng cường ăn hoa quả (quả anh đào, mâm xôi rất tốt cho người bị gút), ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ… có lượng purine thấp, giúp giảm nồng độ acid uric trong máu.

- Rèn thói quen uống nhiều nước để thải bớt acid uric ra ngoài.

- Hạn chế dùng thực phẩm, thuốc giàu vitamin C, vì làm cơ thể gia tăng sản xuất acid uric.

- Chăm ngâm chân với nước nóng hàng ngày, nhất là khi bị viêm khớp cấp tính. Chăm tắm sông, tắm biển để các cơ, khớp vận động tốt hơn.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 9 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 18 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 22 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top