Loại đồ uống rất được yêu thích vào mùa hè - Nguồn cơn của hàng loạt bệnh, có cả ung thư
Mùa hè nóng bức, nhiều người thường có thói quen sử dụng các loại nước ngọt để giải khát. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều nước ngọt cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo đối với phụ nữ, một ngày không nên tiêu thụ quá 6 thìa cà phê (khoảng 24g) đường bổ sung, còn nam giới không nên tiêu thụ quá 8 thìa cà phê (khoảng 36g) để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, một lon nước ngọt có thể cung cấp tới 10 thìa cà phê (khoảng 42g) đường bổ sung, nhiều hơn lượng đường được khuyến nghị nên sử dụng trong một ngày.
Hơn nữa, trong nước ngọt không có chất xơ, không có vitamin, chất khoáng hay dinh dưỡng. Mặc dù vậy, nước ngọt vẫn là loại nước uống được nhiều người ưa thích và sử dụng để giải khát trong ngày hè nóng bức.
Nước ngọt ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?
Dưới đây là những cách nước ngọt ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Tăng cân
Trong vòng 20 phút sau khi uống hết một lon nước ngọt, lượng đường trong máu sẽ tăng đột ngột. Sau đó, gan sẽ chuyển hóa lượng đường dư thừa này thành chất béo và lưu trữ trong cơ thể.
Những người uống nước ngọt sẽ không cảm thấy no vì lượng calo họ nạp vào từ nước ngọt là ‘calo rỗng’. Việc thường xuyên uống nước ngọt và không tập luyện để đốt cháy calo sẽ khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng.
Trong một nghiên cứu, những người thường xuyên uống nước ngọt tiêu thụ nhiều calo hơn và dễ tăng cân hơn so với những người không sử dụng.
Trong một nghiên cứu ở trẻ em, nếu uống một lon nước ngọt mỗi ngày có thể làm tăng 60% nguy cơ béo phì.
Ảnh minh hoạ.
2. Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng
Uống quá nhiều nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga không tốt cho sức khỏe răng miệng. Những loại đồ uống này chứa axit photphoric và axit cacbonic. Các axit này có thể làm mòn men răng, tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây sâu răng.
3. Gây kháng insulin, tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy
Insulin có vai trò chuyển hóa và dự trữ glucose trong cơ thể. Cơ thể hấp thụ quá nhiều đường từ nước ngọt có thể khiến các tế bào trong cơ thể trở nên kém nhạy cảm hơn hoặc kháng lại tác động của insulin.
Kháng insulin được cho là nguyên nhân chính gây ra các hội chứng chuyển hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
Kháng insulin cũng được cho là một trong số các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
Một nghiên cứu trên 60.000 người trưởng thành đã phát hiện ra rằng những người uống 2 cốc nước ngọt có đường trở lên mỗi tuần có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy cao hơn 87% so với những người không uống nước ngọt.
Ảnh minh hoạ.
4. Tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
Bệnh tiểu đường loại 2 là một căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 là do lượng đường trong máu tăng cao do kháng hoặc thiếu hụt insulin.
Như đã nói ở trên, hấp thụ quá nhiều đường fructose có trong các lon nước ngọt có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều hơn 2 lon nước ngọt hay đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 26% so với những người không sử dụng.
5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Sử dụng nước ngọt làm tăng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm làm tăng lượng đường trong máu và các chất béo có hại.
Các nghiên cứu gần đây trên người ghi nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người.
Một nghiên cứu kéo dài 20 năm ở 40.000 nam giới cho thấy những người uống 1 ly nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ tử vong do đau tim cao hơn 20% so với những người đàn ông hiếm khi uống nước ngọt.
Ảnh minh hoạ.
6. Gây hại cho gan
Nước ngọt chứa nhiều đường, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ góp phần làm suy giảm phản ứng với insulin và tích tụ chất béo trong gan, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Tình trạng này kéo dài còn có thể góp phần gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Đặc biệt, mới đây, PGS.TS Longgang Zhao, Khoa Dinh dưỡng, Trường Y tế Công cộng Harvard T.H.Chan đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu trên 90.504 phụ nữ từ độ tuổi từ 50 - 79 trong vòng 19 năm để tìm hiểu về mối liên hệ giữa nguy cơ ung thư gan và việc tiêu thụ đồ uống có đường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ uống ít nhất một ly (355ml) đồ uống có đường (nước ngọt) mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn 73% so với những phụ nữ không uống hoặc uống ít hơn 3 ly đồ uống có đường mỗi tháng. Những phụ nữ uống từ 1 ly đồ uống có đường mỗi ngày trở lên có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn 78%.
Kết luận
Uống quá nhiều nước ngọt gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường loại 2, thậm chí cả ung thư. Vì vậy, mọi người cần hạn chế sử dụng các loại nước ngọt quá thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Nguồn: Aboluowang, Healthline, WebMD
4 thời điểm 'vàng' uống mật ong cực tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 9 giờ trướcMật ong, món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là loại thực phẩm thơm ngon mà còn được ví như "thần dược" cho sức khỏe.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Hạt hướng dương đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe. Do chứa nhiều hoạt chất chúng góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Bé trai 2 tuổi phải lọc máu liên tục sau 7 ngày được người lớn vệ sinh lưỡi
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
Loại củ giàu tinh bột giúp thanh lọc cực tốt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây vì lượng đường có trong thực phẩm này không cao, nhưng chỉ nên tiêu thụ loại bột này một cách có chừng mực.
Bác sĩ tim mạch nói gì về chế độ ăn hạn chế tinh bột?
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgày càng có nhiều người hạn chế tinh bột bằng cách ăn rất ít cơm hoặc bỏ cơm và ngũ cốc khác hoàn toàn. Trong đó một số người không tìm hiểu cặn kẽ lợi ích và rủi ro mà chỉ nghe nói ăn tinh bột không tốt cho sức khỏe. Tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 21 giờ trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhi ăn tôm, bạn cần thận trọng vì loại hải sản này hay gây dị ứng, có thể chứa một lượng nhỏ thủy ngân, kháng sinh.
Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết
Sống khỏe - 1 ngày trướcNâng ngực là một trong các phẫu thuật phổ biến hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ. Nâng ngực có thể bằng nhiều loại vật liệu khác nhau cùng kỹ thuật, dụng cụ tiên tiến… Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những tai biến khi phẫu thuật.
Người phụ nữ 61 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện gấp vì một sai lầm trong điều trị ung thư tuyến giáp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Mắc ung thư tuyến giáp ở tuổi 61, nghe theo mách bảo bà đã dùng nước củ ráy uống để trị bệnh nhưng bị ngộ độc và phải nhập viện ngay sau đó.
Thanh niên 27 tuổi ở Quảng Ninh bị hoại tử tầng sinh môn thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau 1 tuần tự mua thuốc đắp do bị bệnh trĩ, người bệnh xuất hiện 2 ổ loét rộng khoảng 5cm, vết loét có nhiều tổ chức hoại tử, chảy dịch vàng.