Loại quả có chỉ số đường huyết thấp là siêu phẩm chữa ho, tiêu đờm, mùa này ai cũng mê, ngoài chợ luôn sẵn
Chỉ số đường huyết của loại quả này vào khoảng 20-49, khiến chúng trở thành thực phẩm có chỉ số GI thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng rất nhiều chất xơ, giúp hạ đường huyết cực kỳ tốt.
Lê có chỉ số đường huyết thấp, cực kỳ tốt để hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
Theo Webmd, ăn lê có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Những ai có đường huyết cao thì ăn lê đều sẽ được hưởng lợi. Ngoài ra chúng còn giúp phòng chống đột quỵ, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Những ai có đường huyết cao thì ăn lê đều sẽ được hưởng lợi.
Chỉ số đường huyết của lê rơi vào khoảng 20-49, khiến loại trái cây này trở thành thực phẩm có chỉ số GI thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng rất nhiều chất xơ. Một quả lê nhỏ chứa khoảng 7g chất xơ, chiếm 20% lượng chất xơ bạn cần mỗi ngày.
Một số nghiên cứu cho thấy, các sắc tố tạo nên màu sắc của quả lê, được gọi là anthocyanins, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Đây cũng là một trong những lý do bệnh nhân tiểu đường hay người có đường huyết cao nói chung nên chọn ăn lê nếu muốn ăn một chút ngọt ngào từ trái cây.

Các sắc tố tạo nên màu sắc của quả lê, được gọi là anthocyanins, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, quả lê có vị chua ngọt, tính lương, đi vào phế và vị, có tác dụng sinh tân, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đàm.
Lê được sử dụng cho những trường hợp bị đàm nhiệt, âm hư như ho khan, khái huyết, sốt nóng, kích ứng vật vã, mất nước khát nước, người đái tháo đường, ho, sốt, nôn nấc, táo bón.
Ngoài công dụng hạ đường huyết, ăn lê trong mùa dịch Covid-19 kéo dài còn đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường miễn dịch, chữa ho, trị đờm cực tốt.
Ăn lê giúp ổn định đường huyết, đồng thời có thể làm thuốc chữa bệnh
Theo lương y Bùi Hồng Minh, quả lê có thể được làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường miễn dịch theo những cách sau:

Lê tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ép lấy nước uống giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt.
- Giảm cholesterol, tăng cường đề kháng: Lê tươi đem rửa sạch, gọt vỏ rồi ép lấy nước uống giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng rất tốt. Nhất là trong lê chứa pectin có vai trò quan trọng trong việc làm giảm các cholesterol trong cơ thể.
- Phòng chữa chứng hay mệt mỏi, sưng đau họng, lợi, lưỡi, đi tiểu vàng, táo bón, mắt sưng đỏ, phòng chữa bệnh tăng huyết áp thể can thượng cang hoặc hỏa thượng viêm...: Nên tăng cường ăn lê như trái cây tráng miệng. Với người không muốn ăn có thể làm nước ép lê thưởng thức cũng rất tốt.
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Trong lê có chứa glutathione là một chất chống oxy hóa giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định. Do đó, bệnh nhân cao huyết áp nên thường xuyên ăn loại quả này để huyết áp được ổn định.

Trong lê có chứa glutathione là một chất chống oxy hóa giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định.
- Giảm sốt: Thay vì dùng đến thuốc hạ sốt quá vội vàng, bạn có thể sử dụng nước ép quả lê để uống giúp cơ thể được làm mát hiệu quả từ trong ra ngoài. Thức uống giảm sốt này cũng có nhiều công dụng hữu ích khác trong mùa dịch bệnh.
- Chữa ho hiệu quả: Bạn có thể làm lê hấp đường phèn, lê ninh nhừ trộn mật ong, lê hấp gừng để chữa ho. Những cách này đều hiệu quả với cả trẻ con và người già bị ho kéo dài. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y để phù hợp cho từng đối tượng cũng như có liều lượng cụ thể.
- Tiêu đờm, thông đại tiện: Nước lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước ngó sen, nước đại mạch. Nấu lên uống nóng hoặc nguội đều được.
Lê có thể chữa ho, tiêu đờm, cực tốt cho F0 cũng như người bị hội chứng hậu Covid-19.
Lưu ý dùng lê để hạ đường huyết, chữa bệnh
- Tùy từng trường hợp sẽ có cách chữa và liều lượng cụ thể, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa bệnh từ quả lê.
- Những bài thuốc từ lê hấp trị ho không dành cho trẻ dưới 1 tuổi. Với nhóm tuổi này cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Quả lê có tính hàn nên người bị bệnh đau bụng lạnh, đi lỏng không nên dùng.
- Không ăn lê dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.