Loại quả có vỏ giúp làm sạch máu, giảm mỡ trong gan hiệu quả: Nhiều người vẫn vứt đi
Không chỉ là loại quả ăn giải khát, trong Đông y cam còn là vị thuốc quý giúp phục hồi cơ thể, mát phổi, bổ cho gan.
Nhà khoa học, Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho hay, cam là một trong những loại quả quý, giá trị dinh dưỡng cao. Trong Đông y cam cũng là một vị thuốc tốt để bồi bổ cơ thể, dưỡng các tạng.
Theo nhà khoa học Bùi Đắc sáng, cam có tên khoa học Citrus cinensis Osbeck, thuộc Họ Cam - Rutaceae. Cam được trồng để lấy quả ăn và xuất khẩu. Vỏ quả có tinh dầu (dùng chế rượu cam), vỏ cây và lá được dùng làm thuốc.
Y học hiện đại đã phân tích trong 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg magnesium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0, 32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 kcal.

Cam nhiều già trị dinh dưỡng và là thuốc chữa bệnh, ảnh minh hoạ.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cho hay, quả cam có vị ngọt, chua, tính mát, tùy thuộc vào loại cam khác nhau. Tác dụng chính của thịt quả cam là giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu. Do vậy người tổn thương phổi có thể dùng cam ăn để tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, chống cảm cúm, chống viêm, giảm cơn đau ruột, dạ dày, gan.
Tại Ấn Độ, người dân ăn cam cả trái trong 3 ngày có tác dụng như uống một liều giải độc cơ thể.
Trong quả cam có chứa nhiều vitamin P, thành phần giúp mạch máu khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, viêm nhiễm và ung thư.
Không chỉ thịt quả cam, vỏ quả là thứ thường bị vứt bỏ nhưng cũng có công dụng chữa bệnh tiêu hoá, đầy bụng hiệu quả. Vỏ cam có tính vị cay, thơm, tính ấm. Tác dụng: thông khí trệ, tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt.
Vỏ cam chiết xuất thành tinh dầu dùng có tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Tinh dầu vỏ cam có tác dụng diệt côn trùng mạnh.
"Trong vỏ cam có chất synephrine alkaloid có tác dụng giảm cholesterol ở gan (tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ). Trong cam còn có nhiều vitamin và chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Chất xơ có trong cam còn làm chậm phân hủy các carbohydrate", Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cho hay.
Theo nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, vỏ cây cam cũng là một vị thuốc quý tác dụng hạ khí, điều hòa tỳ vị. Vỏ cây có tính ngọt, hơi the, tính mát. Liều dùng khi làm thuốc từ 20g/ngày.
Lá cam có vị the, tính mát. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc.
Món ăn bài thuốc từ cam
Giải khát, mát phổi, tiêu đờm: cam tùy dùng vắt lấy nước uống.
Trị đờm trệ, tiêu hóa kém: Vỏ cam tùy dùng. Sắc uống.
Trị sau đẻ bị phù: Vỏ cam, vỏ bưởi, Ngũ gia bì lượng vừa đủ bằng nhau, sắc uống.
Trị tai chảy nước vàng hoặc máu mủ: Lá cam non lương tùy dùng. Giã, hòa nước, chắt lấy nước cốt, nhỏ tai, ngày vài lần.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết thêm, cam là loại cây dễ trồng, mọi thành thành đều có thể dùng làm thuốc. Trong dân gian thường dùng vỏ, lá, hoa, vỏ cây hãm nước uống, vừa thơm lại phòng ngừa bệnh giúp ngủ ngon, máu lưu thông tốt.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện
Y tế - 3 giờ trước27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ
Sống khỏe - 12 giờ trướcTăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có tính quyết định.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích
Y tế - 14 giờ trướcHai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.