Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Mướp là loại quả rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Vào mùa hè, mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Ảnh minh họa
Theo Y học cổ truyền, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch.
Theo cuốn “Lục xuyên bản thảo”, mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
Y dược học hiện đại phát hiện quả trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C… Trong 1 trái mướp nhỏ (khoảng 100g) có chứa 95gr nước, 0,9gr protit, 0,1gr lipit, 3gr glucit, 0,5gr xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen và rất nhiều vitamin B, C…
7 lý do nên ăn mướp để phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ
Mướp hỗ trợ giảm cân
Trong mướp có “axit folic”, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp giảm mệt mỏi. Mướp chứa chất xơ giúp nhu động ruột trơn tru, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột, tạo cảm giác no cao có thể ngăn chặn sự thèm ăn, giúp các bạn nữ giảm cân.
Tốt cho xương khớp
Hàm lượng đồng trong mướp cung cấp một chất chống viêm hữu ích để làm dịu tình trạng cứng và đau do viêm xương khớp. Bên cạnh đó lượng kali có trong mướp góp phần ổn định chất lỏng và thư giãn các cơ, giúp ngăn ngừa chuột rút, cơn đau và co thắt ở các cơ.

Giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Mướp cũng góp phần vào việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Mangan có trong mướp là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất các enzym tiêu hóa có ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Nghiên cứu cho thấy, mangan có thể thúc đẩy bài tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giảm mỡ máu
Ngoài việc giúp loại bỏ độc tố và các gốc tự do khỏi cơ thể, lá và quả mướp cũng giúp làm sạch hệ thống tuần hoàn. Nước sắc lá cây mướp để chống lại tình trạng vô kinh ở nữ giới (không có kinh nguyệt) và urê huyết tăng cao (tích tụ chất thải nitơ trong máu).
Tốt cho tim mạch
Lợi ích sức khỏe của mướp đối với tim có thể được nhận thấy thông qua hàm lượng vitamin A dồi dào. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ 900mg vitamin A có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính, do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Ngăn ngừa lão hóa
Các nghiên cứu chứng minh rằng, tiêu thụ vitamin C với lượng vừa đủ rất có lợi cho sức khỏe làn da. Vitamin C có thể làm giảm khô da, nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa sớm.
Vitamin C chứa trong mướp còn đóng vai trò chính trong việc sản xuất protein để xây dựng cơ, da, mạch máu và dây chằng, giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
Giảm nguy cơ cao huyết áp
Hàm lượng nước trong mướp rất cao nên thích hợp ăn vào mùa hè, giúp giải nhiệt. Mướp còn giàu kali, giúp lợi tiểu, tiêu phù, và điều chỉnh huyết áp cao. Vitamin B có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và duy trì thể lực.
5 điều cần tránh khi ăn mướp để bảo vệ sức khỏe

Ảnh minh họa
Không ăn mướp có vị đắng
Mướp xào hoặc nấu luôn có vị ngọt. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại thấy có vị đắng. Nguyên nhân mướp bị đắng có thể do ong châm hoặc do môi trường trồng cây bị ô nhiễm, chăm bón phân không đúng cách, hoặc bảo quản không đúng cách. Phần bị đắng này có chứa chất alkaloid, đây là chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật. Vì vậy, khi thấy mướp bị đắng, nên bỏ không ăn số mướp này.
Không ăn mướp với cá chạch
Mướp chứa lượng vitamin B1 dồi dào, trong khi đó cá chạch lại chứa enzyme có khả năng phá hủy vitamin B1. Nếu ăn cùng nhau, enzyme trong cá chạch có thể làm giảm lượng vitamin B1 trong mướp, làm suy giảm giá trị dinh dưỡng của chúng đối với cơ thể.
Không ăn cùng rau chân vịt
Rau chân vịt cùng với mướp đều có tính chất mát và chứa nhiều chất xơ. Nếu tiêu thụ cả hai cùng một lúc có thể kích thích nhu động ruột quá mức và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng hay tiêu chảy.
Ngoài ra, rau chân vịt có hàm lượng axit oxalic, trong khi mướp lại giàu canxi. Sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến sự hình thành canxi oxalat, một hợp chất khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn hơn.
Không ăn cùng củ cải trắng
Củ cải trắng cùng với mướp, khi ăn chung, cả hai thực phẩm này đều có tính lạnh có thể gây ra cảm giác lạnh trong bụng và đau bụng do tính hàn của chúng.
Không ăn mướp sống
Mặc dù mướp rất giàu các nguyên tố vitamin như vitamin C, vitamin E, vitamin B nhưng chất xơ trong mướp không thích hợp làm thực phẩm ăn sống cho người, nếu người bệnh ăn xơ mướp sống sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, có thể gây khó tiêu.


Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 12 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 13 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.