Loại rau 'trường thọ' có đầy ở chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để hạ đường huyết
GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn rau sam để giảm lượng đường trong máu, đào thải chất béo và giảm cholesterol trong máu.
Người bệnh tiểu đường ăn rau sam có làm hạ đường huyết?
Rau sam thường mọc dại rất nhiều ở vườn quê Việt, nhiều người không biết ăn nhưng lại được coi là “thần dược” tại nhiều nước trên thế giới.
Rau sam từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là "thuốc chữa bách bệnh toàn cầu". Y học cổ truyền Trung Quốc xem rau sam là một “vị thuốc trường thọ” với công dụng chữa trị được nhiều bệnh. Đây cũng là một trong những vị thuốc quý được sử dụng nhiều nhất.
Trong Dược thư Cổ của Anh Quốc đã đề cập rau sam giúp hạ đường huyết một cách tự nhiên, rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu khoa học, rau sam là một loại cây chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng hữu ích. Cụ thể, rau có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ,vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác.. Các loại vitamin và khoáng chất có trong rau như vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic... Flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.
3 công dụng tuyệt vời của rau sam với người bệnh tiểu đường
Giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu gần đây trên chuột được công bố trên tạp chí Molecules cho thấy, chất chiết xuất từ rau sam cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến bệnh đường huyết cao và tiểu đường loại 1, bao gồm viêm và rối loạn chức năng hệ thống sinh sản.
Một nghiên cứu khác xem xét các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường, đã kiểm tra tác động của chiết xuất rau sam đối với hội chứng chuyển hóa và phát hiện ra rằng, chiết xuất rau sam làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và cân bằng lipid (chất béo) trong máu.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, rau sam có đặc tính chống ôxy hóa, chống viêm, chống béo phì và đường huyết cao.
Giúp đào thải chất béo
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hiệu quả của hạt rau sam ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Người ta phát hiện ra rằng, những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ hạt rau sam trong 5 tuần đã cải thiện mức chất béo trung tính và huyết áp. Đồng thời giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI).
BMI được sử dụng để ước tính tổng lượng mỡ trong cơ thể và đo lường nguy cơ mắc các bệnh có thể xảy ra do lượng mỡ trong cơ thể cao hơn, chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao, đường huyết và bệnh tiểu đường loại 2.

Ảnh minh họa
Giúp giảm cholesterol trong máu
Rau sam chứa một lượng lớn axit béo omega-3, có thể làm giảm đáng kể LDL hoặc cholesterol xấu. Tiêu thụ một chế độ ăn giàu omega-3 cũng đã được chứng minh là ngăn ngừa cholesterol cao, huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do khả năng chống viêm của chúng.
Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên báo cáo khoa học, tiêu thụ hạt rau sam có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol ở phụ nữ bị xơ vữa động mạch.
4 nhóm người không nên ăn rau sam?
Phụ nữ mang thai
Theo y học cổ truyền, rau sam có tính hàn và có thể gây kích thích tử cung. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau sam, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Việc ăn rau sam có thể gây tử cung co bóp, gây ra sảy thai hoặc sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người bị tiêu chảy
Rau sam có tính hàn, do đó không phù hợp cho người đang bị tiêu chảy do lạnh bụng. Vì điều này có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Người có dạ dày yếu
Những người này cần nên hạn chế tiêu thụ rau sam để tránh tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và có thể gây suy giảm hệ miễn dịch cùng nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Người đang uống thuốc Bắc
Trong quá trình sử dụng thuốc Bắc, tốt nhất là không nên ăn rau sam, vì việc tiêu thụ có thể giảm tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh họa
Người bệnh tiểu đường dùng rau sam bao nhiêu là đủ?
- Rau sam thường được dùng tươi, sắc uống hoặc dùng ngoài da. Nếu dùng rau sam tươi, nên sử dụng 50 – 100g/ ngày.
- Không đun nấu rau sam quá kỹ khi chế biến sẽ khiến rau bị mất đi các chất dinh dưỡng.
- Có 3 thứ tuyệt đối không nên dùng chung với rau sam là: thịt ba ba, rùa và trứng vịt lộn. Nếu dùng chung, nó có thể gây ra ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.