Người bệnh tiểu đường ăn ngô nên chọn thời điểm này để tốt cho tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu ăn ngô nên chọn vào bữa sáng hoặc bữa trưa để cơ thể có thời gian tiêu hoá và sử dụng hết mức năng lượng cao của ngô, tránh đầy hơi và chướng bụng...
Người bệnh tiểu đường ăn ngô có tốt không?
Ngô là một trong những loại thực phẩm được tiêu thụ rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Nó không chỉ là một loại rau mà còn được coi là một loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng.
Ngô giàu năng lượng, ít chất béo, giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong số đó, carbohydrate là chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể con người, chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, vitamin A, vitamin E và vitamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch và sức khỏe của da.
Về chỉ số đường huyết, ngô ở mức thấp GI = 55 và tải lượng đường huyết ở mức trung bình GL = 15. Vì thế, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ngô. Tuy nhiên, ngô cũng chứa hàm lượng Carbohydrate khá cao (18.7 g trong 100 g ngô) nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ngô luộc với một lượng vừa phải.

Ảnh minh họa
5 lợi ích của ngô với sức khỏe người bệnh tiểu đường
Giảm phản ứng của glucose và insulin
Lượng đường Fructose và tinh bột kháng tiêu hoá chậm trong ngô giúp hạn chế phản ứng tăng đường huyết đột ngột và kích thích sản sinh quá mức Insulin trong cơ thể.
Giúp kiểm soát cân nặng
Chất xơ và tinh bột kháng trong ngô thúc đẩy hoạt động tiêu hoá và gây nhanh no, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Các hợp chất Flavonoid trong ngô cũng có tác động tích cực đến chức năng của hệ tiêu hoá và giảm tích tụ mỡ thừa. Do đó, ngô giúp giảm nguy cơ béo phì và ngăn ngừa khởi phát tiểu đường type 2.
Giúp ngăn ngừa biến chứng
Ngoài kiểm soát cân nặng tốt, ngô cũng chứa Phytosterol giúp làm giảm tích tụ chất béo và kiểm soát Cholesterol máu hiệu quả. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
Giúp cải thiện sức khỏe của mắt
Ngô chứa nhiều Carotenoid và Xanthophylls có tác động duy trì và cải thiện sức khoẻ của mắt, giúp phòng ngừa các biến chứng trên mắt của bệnh tiểu đường như đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng.
Tốt cho tiêu hóa
Lượng chất xơ lớn trong ngô giúp phát triển hệ khuẩn chí trong đường ruột, làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Phytochemical trong ngô cũng đã được chứng minh có tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Người bệnh tiểu đường ăn ngô bao nhiêu là đủ?

Ảnh minh họa
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường cần lượng Carbohydrate dao động từ 45 đến 60 gam cho mỗi bữa ăn. Do vậy, lượng ngô được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường là 1/2 chén ngô nấu chín hoặc 1/2 chén ngô luộc (tương đương với 15 gam)
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người bệnh mà liều lượng ngô có thể điều chỉnh sao cho hợp lý. Tuy nhiên, không nên ăn ngô quá thường xuyên mà nên xen kẽ với các loại thực phẩm khác để đảm bảo cân đối dinh dưỡng và kiểm soát đường máu tốt hơn.
Thời điểm ăn ngô tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
- Ăn ngô vào bữa sáng hoặc bữa trưa để cơ thể có thời gian tiêu hoá và sử dụng hết mức năng lượng cao của ngô, tránh đầy hơi và chướng bụng.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu Carbohydrate khác trong bữa ăn đã có ngô để kiểm soát lượng Carbohydrate nạp vào cơ thể và giảm các ảnh hưởng không tốt tới đường huyết.
- Kết hợp cùng rau xanh, trái cây, sữa ít béo để đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất và cân đối dinh dưỡng cho người tiểu đường.
- Uống nhiều nước khi ăn ngô để thúc đẩy tiêu hoá tốt hơn các chất dinh dưỡng trong ngô.
- Tránh ăn các dạng ngô chế biến sẵn có lượng đường cao như sirô ngô do có thể gây tăng đường huyết đột ngột.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.