Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lời giải cho bài toán hóc búa “nhờn thuốc kháng sinh”

Thứ bảy, 07:00 27/02/2016 | Y tế

GiadinhNet - Đầu năm 2016, các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng KOVA (lần thứ 13) hạng mục Kiến tạo tôn vinh các công trình khoa học công nghệ ứng dụng. Công trình đoạt giải Tập thể duy nhất này đã giúp ngành Y tế có một trong những đáp án quan trọng cho bài toán đề kháng kháng sinh, vốn đang rất “nóng”.

Nhóm nghiên cứu nhận Giải thưởng KOVA tháng 1/2016. Ảnh: TL
Nhóm nghiên cứu nhận Giải thưởng KOVA tháng 1/2016. Ảnh: TL

Nỗi đe dọa “nhờn thuốc”

Gần đây, giới chuyên gia y tế đặc biệt quan ngại tình trạng đề kháng kháng sinh mà dân gian hay gọi là “nhờn thuốc”. Hệ lụy của tình trạng này là Việt Nam đang phải sử dụng nhiều loại kháng sinh thuộc thế hệ 3, trong khi các quốc gia phát triển vẫn còn dùng kháng sinh thế hệ 1. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu trong thời gian tới, người dân Việt Nam sẽ phải dùng kháng sinh nào để điều trị nếu kháng sinh thế hệ 3 tiếp tục bị “nhờn”, bởi kháng sinh thế hệ 4 vẫn còn đang được nghiên cứu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc” xuất phát chủ yếu từ tâm lý của người bệnh. Không ít người dân vẫn còn thói quen “tự điều trị” bằng cách mua thuốc mà không cần khám, không cần toa.

Đằng sau chuyện lạm dụng kháng sinh còn rất nhiều vấn đề đáng bàn, song câu hỏi cấp thiết trước mắt vẫn là làm thế nào để giảm thiểu tình trạng nguy hiểm này? “Xây dựng, áp dụng và đánh giá hiệu quả của Chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, là công trình do PGS.TS.BS Nguyễn Văn Khôi và PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư chủ nhiệm, với sự tham gia của gần 50 thành viên gồm cả Giám đốc, Phó Giám đốc, các trưởng - phó khoa tại bệnh viện Chợ Rẫy, đã đưa ra câu trả lời khá thỏa đáng về cách thức giảm thiểu tình trạng lạm dụng kháng sinh tại các cơ sở điều trị.

Áp dụng phần mềm quản lý việc dùng kháng sinh

Công trình “Xây dựng, áp dụng và đánh giá hiệu quả của Chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh” của BS Nguyễn Văn Khôi và BS Lê Thị Anh Thư đã giúp các bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy được điều trị hiệu quả mà không cần phải dùng nhiều loại kháng sinh nữa. Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH ngày 25/2, BS Lê Thị Anh Thư cho hay: “Để can thiệp vào quá trình sử dụng kháng sinh trong công tác điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện 3 biện pháp song song. Trước hết là tổ chức thành lập Ban giám sát sử dụng kháng sinh với sự tham dự của nhiều chuyên gia giỏi. Đây là những người sẽ có ý kiến trực tiếp đến y, bác sĩ điều trị nếu lối sử dụng kháng sinh có vấn đề. Thứ đến là, chúng tôi soạn chương trình, lập kế hoạch tổ chức tập huấn đào tạo đội ngũ y, bác sĩ điều trị tại các khoa: Hồi sức cấp cứu, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại thần kinh, Nội thận và Nội phổi (trong khuôn khổ công trình nghiên cứu) về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, hiệu quả. Tiếp theo là, chúng tôi xây dựng phần mềm quản lý sử dụng kháng sinh. Phần mềm này tích hợp hoạt động cùng với phần mềm quản lý bệnh viện. Do đó, khi đội ngũ y, bác sĩ điều trị kê toa có dùng đến kháng sinh thì ngay lập tức phần mềm sẽ kết nối giúp Ban giám sát sử dụng kháng sinh nhận biết và có phản hồi ý kiến. Phần mềm này còn đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo đối với đội ngũ y, bác sĩ điều trị khi kê toa có dùng kháng sinh, nhằm giúp người kê toa cân nhắc tính hiệu quả”.

Công trình khoa học đầy tính nhân bản

Công trình này được nhóm nghiên cứu thực hiện trên 800 bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, giới tính đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2013 và từ tháng 12/2014 đến tháng 2/2015. Kết quả đạt được không chỉ gây bất ngờ với nhóm nghiên cứu mà còn gây tiếng vang trong giới y tế cả nước. “Sau khi áp dụng các biện pháp mà công trình nghiên cứu đề xuất thực hiện, tỷ lệ sử dụng kháng sinh không hợp lý giảm đến 57,8%. Bên cạnh đó, số lượt người sử dụng, số ngày điều trị kháng sinh, số liều thuốc sử dụng... đều giảm, đem lại lợi ích kinh tế đối với bệnh nhân khi chi phí điều trị đã giảm rõ rệt. Một điều đặc biệt khác khiến những người thực hiện công trình nghiên cứu này vui mừng hơn là tỷ lệ vi khuẩn mang gen kháng thuốc ở bệnh nhân cũng giảm. Riêng tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện cũng giảm đáng kể. Đây chính là ý nghĩa lớn lao mà công trình nghiên cứu mang lại”, BS Lê Thị Anh Thư phân tích thêm.

Ngay sau khi công trình “Xây dựng, áp dụng và đánh giá hiệu quả của Chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy” được Hội đồng Cơ sở và Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM nghiệm thu đạt loại xuất sắc (vào tháng 6/2015), đến nay đơn vị này đã đưa vào ứng dụng trên toàn bệnh viện. Theo Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM, công trình dự kiến sẽ chuyển giao cho 24 tỉnh, thành khu vực phía Nam (bao gồm cả khu vực Tây Nguyên và miền Trung Nam Bộ) với khoảng 60 bệnh viện. Nếu điều này trở thành hiện thực (thời điểm này đã có nhiều bệnh viện ở các tỉnh/thành áp dụng) trên diện rộng, chắc chắn rằng “sức nóng” của vấn đề “nhờn thuốc kháng sinh” sẽ nhanh chóng hạ nhiệt, góp phần giải tỏa nguy cơ “đói kháng sinh thế hệ 4” ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nỗ lực vì sức khỏe người dân

PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư cho hay, cơ sở y tế tại các quốc gia phát triển đã tiến xa hơn trong vấn đề quản lý sử dụng kháng sinh. Theo đó, y - bác sĩ điều trị khi kê toa có sử dụng kháng sinh thì “thường trực” Ban giám sát sử dụng kháng sinh (thường là dược sĩ trưởng) có quyền “ách” lại toa thuốc này nếu phát hiện điều bất hợp lý. Trong trường hợp dược sĩ trưởng và bác sĩ điều trị chưa tìm được tiếng nói chung về kháng sinh sử dụng trong toa thuốc đó, sẽ có bên thứ ba gồm các nhà chuyên môn có thẩm quyền hơn lập tức xử lý. Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, theo BS Lê Thị Anh Thư, thực hiện biện pháp mang tính triệt để này còn nhiều khó khăn, song vị bác sĩ đồng chủ nhiệm công trình cũng bày tỏ hy vọng điều này sẽ được thực hiện trong tương lai không xa.

Đỗ Bá/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 4 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 1 tuần trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 1 tuần trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Top