Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lợi ích khi nhai lá trầu không vào buổi tối

Thứ tư, 15:11 19/06/2024 | Bệnh thường gặp

Trầu không là loại cây quen thuộc với người Việt Nam, trước đây rất phổ biến do tục lệ ăn trầu của người dân... Đây là loại cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trầu không giàu thành phần hoạt tính sinh học, có lợi cho sức khỏe như thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp vệ sinh răng miệng, và tốt cho sức khỏe đường ruột…

1. Lợi ích khi nhai lá trầu không

Theo Ayurveda, nhai lá trầu không vào buổi tối có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe:

- Giúp cải thiện tiêu hóa : Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa, nhai một lá trầu không vào buổi tối sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn. Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu giúp kích thích giải phóng các enzyme tiêu hóa, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa các vấn đề như đầy hơi và tăng axit.

- Tăng cường sức khỏe răng miệng : Lá trầu còn được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp chống nhiễm trùng răng miệng và duy trì vệ sinh răng miệng. Theo Ayurveda, nhai lá trầu vào buổi tối ngay sau khi ăn có thể làm hơi thở thơm mát, ngăn ngừa sâu răng, giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng.

Lợi ích khi nhai lá trầu không vào buổi tối- Ảnh 1.

Lá trầu không được trồng phổ biến ở nước ta.

- Giảm căng thẳng và lo lắng : Theo Ayurveda, lá trầu chứa một số hợp chất có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể. Nhai lá trầu trước khi đi ngủ có thể giúp thư giãn hệ thần kinh, giảm mức độ căng thẳng, thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

- Giải độc cơ thể : Lá trầu được biết đến với đặc tính giải độc. Nhai lá trầu vào ban đêm có tác dụng như một chất giải độc tự nhiên, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

- Hỗ trợ sức khỏe hô hấp: Lá trầu giúp long đờm, làm giảm các vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi. Bạn có thể cân nhắc nhai những chiếc lá này vào buổi tối (sau bữa ăn tối) làm thông đường hô hấp, dịu cổ họng, giúp thở dễ dàng hơn.

- Hỗ trợ trao đổi chất lành mạnh: Sự trao đổi chất lành mạnh là rất quan trọng để duy trì cân nặng và mức năng lượng tối ưu. Theo Ayurveda, nhai lá trầu vào buổi tối sau bữa ăn, giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và sản xuất năng lượng tốt hơn.

2. Tác dụng của lá trầu không

Theo Y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.

BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Cơ sở 3 cho biết, trầu không có tác dụng chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng, đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa, viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, đắp lá tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa.

Lá trầu không và gừng sống ép lấy nước uống chữa ho, khó thở, đầy bụng. Súc miệng hàng ngày với nước có dịch chiết lá trầu không giúp phòng viêm họng.

Lá trầu không vò nát đắp chữa hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt. Ở Ấn Độ, lá và tinh dầu trầu không dùng điều trị các bệnh xuất tiết, bệnh phổi và làm thuốc đắp, thuốc súc miệng. Lá trầu không có trong thành phần của chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ cùng với một số dược liệu khác dùng để trị hen suyễn.

Lợi ích khi nhai lá trầu không vào buổi tối- Ảnh 2.

Nhai lá trầu không có thể giúp cải thiện tiêu hóa.

3. Ai không nên dùng lá trầu không?

Lá trầu không là một loại thảo dược phổ biến được sử dụng trong y học dân gian với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp nên cân nhắc trước khi sử dụng lá trầu không:

- Phụ nữ mang thai : Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá trầu không, vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

- Người đang cho con bú: Nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng lá trầu không, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

- Người mắc bệnh dạ dày: Lá trầu không có thể gây kích ứng dạ dày ở một số người, đặc biệt là người có vấn đề về dạ dày như loét dạ dày hoặc viêm dạ dày. Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá trầu không.

- Người dị ứng với lá trầu không: Người có tiền sử dị ứng với lá trầu không hoặc các thành phần trong lá trầu không nên sử dụng để tránh phản ứng dị ứng.

- Trước khi dùng lá trầu không vào thói quen hàng ngày, đặc biệt là khi dùng chữa bệnh , nạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để được dùng đúng cách và an toàn.


Thu Giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại củ 'trường thọ' đang bán đầy chợ Việt, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại củ 'trường thọ' đang bán đầy chợ Việt, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai môn bởi chỉ số đường huyết của khoai môn tương đối thấp. Tinh bột có trong khoai môn là dạng tinh bột kháng tự nhiên, thích hợp cho người bệnh tiểu đường.

2 người bị suy hô hấp, tổn thương gan thận nặng vì sốt mò mà không biết

2 người bị suy hô hấp, tổn thương gan thận nặng vì sốt mò mà không biết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - 2 bệnh nhân bị sốt dài ngày nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan... Các bác sĩ đã phát hiện vết loét do sốt mò điển hình.

Thực hư công dụng của cây lược vàng với người bệnh tiểu đường? Tham khảo 3 bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh

Thực hư công dụng của cây lược vàng với người bệnh tiểu đường? Tham khảo 3 bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Từ lâu, cây lược vàng được nhiều người tin dùng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như viêm, tiểu đường (đái tháo đường), bệnh tim mạch, đau nhức xương khớp...

Giảm đau cổ vai gáy bằng các phương pháp đơn giản tại nhà

Giảm đau cổ vai gáy bằng các phương pháp đơn giản tại nhà

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bên cạnh điều trị bằng các phương pháp nội khoa của y học hiện đại như thuốc giảm đau, giãn cơ, vật lý trị liệu, việc áp dụng các bài tập xoa bóp, bấm huyệt của Y học cổ truyền cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau và thư giãn cơ bắp.

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt hoàn toàn tử cung thừa nhận sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt hoàn toàn tử cung thừa nhận sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Nữ bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung từng phát hiện bị u xơ cổ tử cung cách đây 2 năm nhưng không điều trị.

Người bị gan nhiễm mỡ thường có những đặc điểm này trên mặt, nếu thêm mệt mỏi, giảm cân thì càng nên đi khám ngay

Người bị gan nhiễm mỡ thường có những đặc điểm này trên mặt, nếu thêm mệt mỏi, giảm cân thì càng nên đi khám ngay

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đi khám bác sĩ để được đánh giá đầy đủ, vì phát hiện sớm là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Sau một lần massage cổ, người đàn ông đang trẻ khỏe bỗng đối mặt với tử thần, hóa ra sai lầm nằm trong 1 thứ

Sau một lần massage cổ, người đàn ông đang trẻ khỏe bỗng đối mặt với tử thần, hóa ra sai lầm nằm trong 1 thứ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Anh Vương (Giang Tô, Trung Quốc) sốc nặng khi biết mình bị nhồi máu não chỉ vì một lần tự massage cổ vai gáy.

Điều trị bệnh gout cần lưu ý 3 điều sau

Điều trị bệnh gout cần lưu ý 3 điều sau

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Gout là một bệnh viêm khớp do lắng đọng các tinh thể muối urat (monosodium urat) tại các khớp, các tế bào liên kết. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

Mất ngủ ở tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh, chị em U40 cần biết điều này để có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn

Mất ngủ ở tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh, chị em U40 cần biết điều này để có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Biểu hiện rõ rệt của triệu chứng này là chị em thường thấy mệt mỏi, ngủ không sâu giấc và hay giật mình thức giấc giữa đêm.

Loại lá làm đẹp da, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại lá làm đẹp da, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Ngoài tác dụng hạ đường huyết, lá tía tô còn mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường như hạ mỡ máu, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch,…

Top