Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp mới giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Thứ sáu, 10:00 07/02/2025 | Sống khỏe

Sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ là những vấn đề phổ biến gây khó chịu, khiến con bỏ ăn, bỏ bú. Hiện nay, việc sử dụng lợi khuẩn hô hấp đang là giải pháp mới giúp cải thiện triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ hiệu quả mà an toàn cho sức khỏe.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi

Mũi được xem là cửa ngõ của cơ thể, nơi đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Bên trong hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc, bao phủ bằng lớp nhầy có chức năng giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, bảo vệ mũi xoang. Ở trẻ em, niêm mạc mũi rất nhạy cảm, khi lớp niêm mạc trong hốc mũi bị kích thích sẽ khiến các tuyến tiết nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, gây hiện tượng chảy nước mũi. Cụ thể, các tác nhân khiến trẻ bị sổ mũi thường được biết đến là:

- Nhiễm vi khuẩn, virus: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và hô hấp yếu. Vì vậy rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công nếu như trẻ em phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm,... Hậu quả là có thể dẫn đến viêm mũi họng và kích thích tiết nhiều chất nhầy mũi hơn.

Lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp mới giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ- Ảnh 1.

Nhiễm virus, vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

- Cảm lạnh thông thường: Đây là nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ. Virus gây cảm lạnh tấn công niêm mạc mũi, khiến trẻ hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi.

- Viêm mũi dị ứng: Dị ứng với phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, thức ăn... có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Tuy nhiên, triệu chứng thường kéo dài hơn và có thể kèm theo ngứa mũi, mắt.

- Không khí ô nhiễm: Các chất ô nhiễm trong không khí như bụi mịn, khí thải... cũng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi.

- Dị ứng thời tiết: Trẻ bị sổ mũi thường gặp nhất tại thời điểm giao mùa. Khi thời tiết thay đổi đột ngột thì khả năng bị dị ứng thời tiết sẽ cao hơn, khiến dịch nhầy mũi tăng tiết ra nhiều hơn.

Sổ mũi, nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu vì khó hít thở, khó nuốt, ăn ngủ đều bị ảnh hưởng. Hiện tượng này nếu không chú trọng điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản,...

Lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp mới giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ- Ảnh 2.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi

Cải thiện triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ bằng cách nào?

Việc điều trị sổ mũi ở trẻ em quan trọng nhất là cần can thiệp sớm ngay từ khi triệu chứng này xuất hiện để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ và hạn chế tình trạng viêm mũi họng, bội nhiễm... Dưới đây là một số cách trị sổ mũi cho bé tại nhà an toàn và hiệu quả, mẹ có thể tham khảo áp dụng:

Sử dụng thuốc trị sổ mũi theo chỉ định của bác sĩ

Nếu trẻ bị sổ mũi đi kèm sốt, hắt hơi, đau họng, ho, mệt mỏi… bố mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc kháng histamin dạng siro hoặc thuốc nước để giảm ho, chống dị ứng. Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc giảm ho, thuốc chống sung huyết, ngạt mũi… cũng sẽ cần thiết trong một số trường hợp nhưng cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nhỏ hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé là giải pháp được nhiều người áp dụng giúp làm sạch chất nhầy bên trong khoang mũi, làm thông thoáng đường thở. Mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi của trẻ, đợi khoảng 30 giây để nước muối làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi rồi sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ. Lưu ý, nên hút nhẹ nhàng, tránh thao tác quá mạnh hoặc lạm dụng hút nhiều lần sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp mới giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ- Ảnh 3.

Nhỏ nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy, từ đó con sẽ dễ chịu hơn

Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Tình trạng sổ mũi ở trẻ có thể được cải thiện nếu mẹ cho bé tắm nước gừng ấm. Vì nước gừng ấm sẽ giúp dịch mũi của bé loãng hơn, dễ đẩy ra ngoài bằng cách xì mũi hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi. Lưu ý chỉ nên tắm cho bé trong thời gian ngắn, tránh để phòng tắm lạnh hoặc có gió lùa. Nếu bé bị sổ mũi nặng, bạn có thể cho bé ngâm chân bằng nước gừng thay vì tắm. Đây là một trong những cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà cho trẻ được nhiều phụ huynh áp dụng.

Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Khi nằm cao đầu, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì nước mũi khi đó sẽ chảy ra ngoài chứ không chảy ngược vào trong gây nghẹt mũi, khó thở. Lưu ý, nên cho bé nằm lên gối từ phần vai chứ không chỉ kê cao mỗi phần đầu, vì có thể gây mỏi cổ, đau cổ.

Bổ sung lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp mới giúp cải thiện sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ

Sổ mũi, nghẹt mũi khiến trẻ nhỏ khó chịu, quấy khóc. Nếu không điều trị sớm, viêm nhiễm có thể lan xuống đường hô hấp dưới và gây viêm phổi, viêm phế quản. Hiện nay, việc sử dụng lợi khuẩn chuyên dùng cho đường hô hấp để cải thiện triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ đang là xu hướng mới được chuyên gia đánh giá cao và người dùng tin tưởng sử dụng. Trong đó, Bacillus Clausii và Bacillus Subtilis là hai lợi khuẩn có sức sống cao và được đánh giá là có hiệu quả tốt với các bệnh đường hô hấp.

Khi lợi khuẩn đi vào hệ hô hấp, chúng sẽ di chuyển đến vùng bị tổn thương, tạo nên màng nhầy bao phủ vết thương và kích thích tiết ra các kháng thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn giúp giảm nhanh viêm, giảm xuất tiết làm dừng nhanh tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi và làm thông thoáng đường hô hấp.

Nhận thấy những công dụng tuyệt vời của lợi khuẩn, các nhà khoa học tại Viện Thực phẩm chức năng đã kết hợp thành công bào tử 2 chủng lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis để tạo nên công thức toàn diện trong bộ đôi sản phẩm là Nhỏ và Xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax.

Lợi khuẩn hô hấp - Giải pháp mới giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ- Ảnh 4.

Xịt và Nhỏ mũi họng lợi khuẩn Subavax giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ

Nhỏ và xịt mũi họng Subavax chứa lợi khuẩn chuyên dùng cho đường hô hấp giúp tăng sức đề kháng niêm mạc đường hô hấp trên như mũi miệng họng, hầu thanh quản. Giúp giảm nhẹ triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, ho, sốt, đau họng do viêm họng, viêm amidan, đặc biệt ở trẻ em.

Đặc điểm của lợi khuẩn thông thường là vòng đời ngắn, dễ dàng bị tiêu diệt khi ra môi trường bên ngoài, không bền với nhiệt độ và môi trường acid. Nhằm khắc phục nhược điểm này, lợi khuẩn trong Subavax được bào chế bằng công nghệ vi nang đã khắc phục những hạn chế của lợi khuẩn thường, giúp bảo vệ lợi khuẩn khỏi những tác động của môi trường bên ngoài, bền với nhiệt, bền với thời gian.

Khảo sát của Tạp chí VnEconomy chứng minh, có tới 97% mẹ đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm ho, viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi sau khi sử dụng Nhỏ/Xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax.

Sản phẩm Xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem thêm thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY.

Anh Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bài thuốc quý từ củ gừng

Bài thuốc quý từ củ gừng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Gừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Sống khỏe - 2 giờ trước

Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 11 giờ trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Sống khỏe - 12 giờ trước

Củ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Sống khỏe - 14 giờ trước

Để có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Top