Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
GĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.
Nguy kịch sau khi ăn lòng lợn
Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận một bệnh nhân nguy kịch sau khi ăn lòng lợn. Theo đó, bệnh nhân nam T.V.L. (49 tuổi, trú tại Thái Bình) được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng ban xuất huyết hoại tử vùng mặt, lan nhanh toàn thân và tập trung chủ yếu ở hai chân, hai tay.
Khai thác tiền sử được biết, 1 tuần trước khi nhập viện, ông L. có ăn lòng lợn. Sau đó, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng (có mùi tanh) 8 lần trong ngày; cơ thể mệt lả, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bệnh nhân nguy kịch sau khi ăn lòng lợn. Ảnh: BVCC.
Tại bệnh viện, ông được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn ở người (Streptococcus suis) – một loại vi khuẩn nguy hiểm có thể lây từ lợn sang người qua thực phẩm chưa nấu chín hoặc qua vết thương hở.
ThS.BS Đồng Phú Khiêm – Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, dù được điều trị tích cực nhưng tình trạng của bệnh nhân vẫn rất nặng, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao.
Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do nhiễm liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn. Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữ (59 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm khuẩn sau khi ăn món "khoái khẩu" này.
Cụ thể, sau ăn lòng lợn một ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, liên tục rét run, kèm đi ngoài phân lỏng 5 lần/ngày, buồn nôn, nôn ra thức ăn, đau đầu âm ỉ, đau mỏi toàn thân. Sang ngày thứ 2, bệnh nhân xuất hiện mảng tím đen trên da vùng mặt được gia đình đưa đến viện trong tình trạng lơ mơ, huyết áp tụt, tổn thương da dạng ban tím toàn thân, xét nghiệm khí máu toan chuyển hoá nặng, được thở oxy kính/mask, lọc máu liên tục, cấy máu, dịch não tủy ra S.suis (liên cầu lợn).
Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não do liên cầu lợn.
Vì sao ăn lòng lợn có nguy cơ gây hại?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, liên cầu khuẩn lợn là tác nhân gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn. Tuy nhiên vi khuẩn có thể cư trú ở đường hô hấp trên (mũi, họng), đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh.
Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ lợn sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn (lợn lành, hoặc lợn bị bệnh) thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, hay ăn tiết canh, thịt lợn, lòng lợn chưa chế biến kỹ.
Do đó, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, nếu ăn phải lòng chưa được làm sạch, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người dùng còn dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Đặc biệt là các loại tạng động vật (trong đó có lợn) không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán)... Một số ruột động vật có chứa lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Lòng lợn có thể gây hại nếu chế biến và ăn sai cách. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, xét dưới khía cạnh dinh dưỡng, theo các chuyên gia, lòng lợn là món ăn không nhiều dinh dưỡng, chủ yếu là chất béo bão hòa và cholesterol, khó tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều lòng lợn có thể gây ra dư thừa cholesterol, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ.
Vì vậy, để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, các chuyên gia khuyến cáo:
- Chỉ nên ăn lòng 1-2 lần/tháng.
- Đảm bảo lòng đã làm sạch và nấu chín để tránh mầm bệnh và ký sinh trùng nguy hiểm.
- Tuyệt đối không ăn các loại lòng không rõ nguồn gốc xuất xứ, dễ có những chất bảo quản hoặc tẩy rửa bằng hóa chất không tốt cho sức khỏe.
Những ai nên hạn chế ăn lòng lợn?
- Người mắc bệnh gout;
- Người bị bệnh tim mạch, mỡ máu cao;
- Người có hệ tiêu hóa kém;
- Người thừa cân, béo phì;
- Người bị viêm gan, xơ gan;
- Phụ nữ mang thai.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 45 phút trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 49 phút trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 10 giờ trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng
Sống khỏe - 11 giờ trướcCủ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ
Sống khỏe - 12 giờ trướcĐể có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.