Lưỡi đột nhiên chuyển sang màu trắng, rất có thể bạn đã mắc một trong những bệnh nguy hiểm sau!
Đôi khi lưỡi chuyển sang màu trắng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Một chiếc lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng, bên trên là một lớp mỏng màu trắng và không có bất kỳ vết loét nào. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể nhìn thấy những nốt sần nhỏ thô ráp ở bề mặt. Chúng được gọi là nhú lưỡi, làm nhiệm vụ cảm nhận vị và nhiệt độ.
Đôi khi, thay đổi bất thường trên lưỡi như chuyển sang màu trắng có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này xảy ra vì những lý do hoàn toàn lành tính, trong đó có mất nước hoặc không vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, nếu những mảng trắng xuất hiện dày đặc, bạn nên đi khám vì đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng, các bệnh về răng miệng và thậm chí ung thư miệng.
Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến khiến lưỡi chuyển sang màu trắng và cách ngăn ngừa tình trạng này:
Tổn thương lưỡi
Amanda Lewis, bác sĩ tại Texas, Hoa Kỳ cho biết, cắn phải lưỡi hay vô tình làm bỏng lưỡi sẽ gây đau đớn, có thể khiến bộ phận này sưng lên và chuyển sang màu trắng. Trên thực tế, lưỡi xuất hiện các mảng sáng màu đỏ với đường viền trắng bao quanh là một phần của quá trình chữa lành nhú lưỡi. Tình trạng này còn được gọi là lưỡi bản đồ.
Nhìn chung, mọi thứ sẽ biến mất sau khoảng một tuần rưỡi. Nha sĩ Amanda khuyên, bạn chỉ cần tránh các yếu tố gây kích thích như dùng thức ăn cay, nóng và đồ uống chứa tính axit để hỗ trợ quá trình tự lành này.
Bạch sản
Theo Sharon Huang, bác sĩ kiêm người sáng lập Phòng khám Les Belles NYC ở Manhattan, bạch sản là tình trạng xuất hiện những mảng trắng dày trên lưỡi. Chúng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời do có thể chuyển thành ung thư miệng. Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết và xác định xem bạch sản thuộc loại nào, từ xếp loại theo từng mức từ nhẹ, trung bình đến nặng.
Với trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần theo dõi sức khỏe lưỡi và thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc. Nếu nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các mảng trắng bằng dao mổ, phương pháp đốt điện, sử dụng nitơ lỏng hoặc phẫu thuật laser. Đôi khi, theo Học viện về Bệnh Răng miệng và Răng hàm mặt (AOMP), ngay cả khi được loại bỏ, bạch sản cũng có thể tái phát và cần điều trị lần nữa.
Lichen phẳng ở miệng
Lichen phẳng ở miệng là một tình trạng viêm mãn tính, có thể ảnh hưởng đến lưỡi và khoang miệng. Theo bác sĩ Sharon, chúng làm xuất hiện các mảng màu trắng như hình lưới và những vết loét có thể gây đau.
Hiện nay không có cách chữa khỏi bệnh lichen phẳng nên quá trình điều trị tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng gây đau đớn. Bác sĩ thường khuyên người bệnh sử dụng thuốc corticosteroid, nước súc miệng, đồng thời thay đổi thói quen như chải răng nhẹ nhàng, tránh thuốc lá, rượu và thức ăn gây kích ứng.
Bệnh nấm miệng
Michael Nguyen, bác sĩ ở Los Altos, California giải thích, bệnh nấm miệng khiến lưỡi bị tổn thương và tạo ra các mảng màu trắng trên lưỡi, má trong. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự phát triển quá mức của một loại nấm mang tên Candida albicans, xuất hiện tự nhiên trên da và trong miệng. Theo AOMP, đây cũng là nguyên nhân gây nấm âm đạo ở phụ nữ.
Để chữa bệnh nấm miệng, bạn chỉ cần uống thuốc và tình trạng nhiễm trùng sẽ được cải thiện khá nhanh. Theo AOM, các biện pháp khắc phục tại nhà như ăn sữa chua hoặc tránh nấm cũng góp phần điều trị và ngăn ngừa tình trạng này.
Bệnh giang mai
Giang mai là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra và có thể ảnh hưởng tới một số khu vực ở miệng, bao gồm lưỡi, môi và vòm miệng. CDC đã chỉ ra, tình trạng này làm xuất hiện các vết loét hình tròn, không đau sau khoảng 21 ngày kể từ khi quan hệ.
Nếu bạn nghi ngờ hiện tượng lưỡi chuyển sang màu trắng có liên quan đến bệnh giang mai, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, người mắc cần tiêm một hoặc nhiều lần thuốc kháng sinh để giết chết vi khuẩn và tránh viêm.
Ung thư miệng
Những đốm trắng xuất hiện trên lưỡi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Theo Hiệp hội Ung bướu Hoa Kỳ (ACS), các yếu tố như gia đình có tiền sử mắc ung thư, thói quen uống rượu hoặc nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Sau khi khám tổng quát và sinh thiết, bác sĩ có thể xác định liệu bạn có bị ung thư miệng hay không. Phẫu thuật là lựa chọn hàng đầu nhưng tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, người mắc cũng có thể phải xạ trị hoặc thực hiện cả xạ trị và hóa trị.
Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe lưỡi?
Vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến lưỡi chuyển sang màu trắng. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số mẹo dưới đây:
- Sử dụng kem đánh răng có chứa florua và uống nước có chứa florua.
- Đánh răng 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa.
- Đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng mỗi năm một lần, ngay cả khi đeo răng giả.
- Không sử dụng thuốc lá và hạn chế uống rượu.
- Tránh các loại thuốc gây khô miệng hoặc hạn chế tình trạng này bằng cách uống nước và dùng kẹo cao su không đường.
- Liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy thay đổi bất thường trong miệng.
Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 2 giờ trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao
Sống khỏe - 4 giờ trướcTập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.
Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp
Sống khỏe - 9 giờ trướcCác nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, khi những cơn đau đầu khởi phát kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đi khám kịp thời.
5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể
Sống khỏe - 13 giờ trướcSắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu…
Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏeGĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.