Lưu lại ngay những bài thuốc Đông y này cho người bị đột quỵ, di chứng sau tai biến...
GiadinhNet – Đã có nhiều người trẻ, người nổi tiếng đột ngột qua đời do đột quỵ. Ngoài cấp cứu Tây y khẩn cấp, người dân nên lưu lại những bài thuốc Đông y giản đơn, nhưng thiết thực, hữu ích, hiệu quả đề kịp thời sử dụng khi gặp người bị đột quỵ, tai biến, di chứng sau tai biến.
Ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, anh Lê Văn Toàn (Hải Phòng) bất ngờ ngã quị, ú ớ... khiến đồng nghiệp kinh hãi vội gọi xe cấp cứu.
Bác sĩ cấp cứu đến kiểm tra thấy anh yếu nửa người bên trái nên gấp rút đưa vào bệnh viện. Kết quả là anh bị đột quị do thiếu máu não cục bộ, được điều trị tích cực trong giờ vàng nên đã qua cơn nguy kịch và bắt đầu phục hồi chức năng.
Những ngày nằm trên giường bệnh anh Toàn vẫn sợ hãi mỗi khi kể lại tình huống mắc bệnh. Khi ấy anh đang nâng cốc nước thì đột ngột thấy cơ thể mất kiểm soát, xây xẩm mặt mày... yếu mệt tới mức không cầm nổi chiếc cốc, hay vịn vào bàn cạnh đó mà ngã quỵ xuống sàn.
Sau này bác sĩ phân tích anh mới hiểu nguyên nhân mắc bệnh là do cả kỳ lễ Tết về quê ngày nào cũng nhậu nhẹt, bù khú với bạn bè, người thân rất khuya. Việc ăn uống thì thất thường, lại ăn mặn và uống rất nhiều rượu bia… nên xuất hiện tai biến tim mạch và cơn đột quị. Đó cũng là những tật xấu mà rất nhiều người trẻ đang làm hàng ngày, dẫn tới xu hướng nhiều người trẻ bị đột quị. Bệnh có tỉ lệ tàn tật, tái phát cao, cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Đột quị có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Ảnh minh họa.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh:
- Đột ngột yếu một chi (chi trên và chi dưới xuất hiện cùng lúc).
- Méo miệng.
- Giọng nói không rõ ràng.
Các biểu hiện thường gặp của xuất huyết não (thường kèm theo tiền sử cao huyết áp) đau đầu đột ngột, nôn nhiều, trường hợp nặng kèm theo rối loạn ý thức...
Bài thuốc phòng đột quỵ
Thời gian vàng cứu người đột quị chỉ trong 4,5 giờ, nên cần chạy đua với thời gian để gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đi bệnh viện kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Lưu ý là mọi người xung quanh không nên lắc bệnh nhân, đánh cảm, cạo gió... Mà cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng, lau chất nôn để ngăn không cho bệnh nhân hút ngược trở lại cơ thể và nhanh chóng gọi cấp cứu.
Đông y cũng có cách có cách xử lý đột quị cấp cứu như sau:
- Hạt tiêu (tiêu bắc, tiêu sọ) loại tốt 3-5g.
- Hạt cây ngũ trảo chân chim 3-5g (nếu không có thì dùng lá tươi cũng được) tầm 20-30g.
Hai thứ trên giã nát, đổ nước nóng vào khuấy đều uống, hoặc đun sôi lên uống ngay lập tức.
Hình ảnh mạch máu não bị tổn thương. Ảnh minh họa.
Bài thuốc đông y điều trị di chứng sau đột quị
Cách 1
- Dấm ngon 2-3 lít.
- Trứng gà ta con so 20 quả.
Rửa sạch trứng gà rồi cho vào hũ/ bình. Đổ dấm vào ngâm ít nhất 1 tuần thì dùng được. Mỗi lần lấy 20ml dung dịch trên, cùng với 10ml mật ong, 20-30ml nước sôi, khuấy đều uống, ngày 2 lần. Dùng hết chỗ ngâm trên là 1 liệu trình, cách này trị di chứng sau tai biến liệt nửa người rất hiệu quả.
Cách 2
Hạt thầu dầu xanh, hoặc tía 20-30g.
Rượu trắng 50-100ml.
Cho hạt thầu dầu vào nồi đồng (nhớ là phải nồi bằng đồng), cùng với rượu trắng, đun chín hạt rồi uống trước khi đi ngủ. Nên dùng liên tục trong 15-30 ngày. Cách này dùng hiệu quả với những người bị đột quị mà nói không rõ, phát âm không chuẩn, chân tay không có cảm giác.
Kiểm soát huyết áp là một trong những cách ngăn ngừa đột quị. Ảnh minh họa.
Điều trị méo miệng đơn giản
- Vỏ quất thật nhiều (chọn loại quất vỏ dày).
Bóc vỏ quất phơi khô sao vàng hạ thổ. Hằng ngày đun nước uống và ăn cả bã, dùng tới khi khỏi.
Vỏ quất có tác dụng lí khí hóa đàm, trừ phong trừ thấp nên dùng rất hiệu quả với những trường hợp liệt thần kinh số 7. Có người khỏi sau 3 ngày uống.
Bài thuốc phòng ngừa đột quị
- Cam thảo 5-6g.
- Cành dâu ta đã sao vàng hạ thổ 30g.
Hai thứ đun kỹ lấy nước uống mỗi ngày. Nên duy trì thói quen này thay trà, hoặc nước lọc. Có thể dùng quanh năm, nhất là với người già, người có bệnh tim mạch.
Theo Đông y, cam thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Cành dâu có tác dụng khu phong, thông lạc, giúp lưu thông khí huyết, trị tắc nghẽn tê bì chân tay cơ xương khớp rất hiệu quả và có thể sử dụng lâu dài để phòng bệnh đột quị, hay xương khớp.
Ngoài ra để góp phần ngăn ngừa đột quị người dân cần:
- Chú ý đến huyết áp.
- Tập thể dục hợp lý.
- Chế độ ăn uống lành mạnh.
- Bỏ hút thuốc và uống rượu.
Thạc sĩ - Bác sĩ Hoàng Kỳ
(Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội)
'Điểm mặt' những bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa bão, lũ và những biện pháp phòng ngừa
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa bão, lũ lụt. Do đó, chủ động phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay.
Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ
Y tế - 6 giờ trướcThực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...
Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau nhiều, sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử, nhiều mủ và giả mạc.
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcMôi trường sau mưa lũ là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều bệnh dịch, trong đó có một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, cảm mạo… Y học cổ truyền có một số bài thuốc trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ.
Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bánh trung thu nếu ăn không đúng cách có thể gây ra các vấn đề như tăng đường huyết, tăng cân, tăng huyết áp, tăng cholesterol... gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Cách dùng thuốc điều trị vi khuẩn HP đúng và hiệu quả
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcHiện nay, hiệu quả diệt trừ vi khuẩn HP của các phác đồ đang suy giảm. Nguyên nhân do đâu và có cách nào để sử dụng thuốc đúng?
10 mẹo giảm cân an toàn và bền vững
Sống khỏe - 13 giờ trướcGiảm cân an toàn, thành công và bền vững chủ yếu phụ thuộc vào tập luyện thường xuyên và chế độ ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, một số mẹo đơn giản cũng có thể góp phần không nhỏ trong hành trình khó khăn này.
Thường xuyên đau miệng, người phụ nữ ở Hà Nội bất ngờ được chẩn đoán ung thư bờ lưỡi
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một trường hợp người bệnh bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm bằng phương pháp vi phẫu.
2 loại thực phẩm phổ biến có hại nhất cho tim
Sống khỏe - 16 giờ trướcTrong khi có những thực phẩm lành mạnh tốt cho tim thì có những loại khác làm tăng nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 loại thực phẩm gây hại cho tim nhất trong danh sách nhóm thực phẩm siêu chế biến.
Thanh niên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường, suy thận cấp thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Hối hận vì thói quen ăn uống xấu của mình, anh Hạo chia sẻ: "Rất nhiều người trẻ, bận rộn cũng có thói quen uống nước ngọt tăng lực như tôi và tôi hy vọng mọi người sớm thay đổi trước khi quá muộn”.