Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu ý đặc biệt khi Bộ Y tế đưa thuốc Molnupiravir vào phác đồ điều trị COVID-19

GiadinhNet - Thuốc kháng virus Molnupiravir được Bộ Y tế hướng dẫn dùng cho bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ, liều dùng theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), số ca tử vong và ca bệnh nặng, nguy kịch tại TP.HCM và trên các tỉnh miền Nam đã giảm rõ rệt trong 1 tháng qua.

Riêng tại TP.HCM, nếu đầu tháng 9 có từ 250 - 280 ca tử vong/ngày thì tới ngày 6/10, số ca tử vong ở TP này giảm xuống còn 88 ca.

Lưu ý đặc biệt khi Bộ Y tế đưa thuốc Monulpiravir vào phác đồ điều trị COVID-19 - Ảnh 1.

Số tử vong trong ngày, ca mắc mới và số ca nặng, nguy kịch liên tục giảm trong 1 tháng qua. Nguồn: Bộ Y tế

Tại buổi tập huấn trực tuyến hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần 7, tổ chức chiều 7/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, oxy, khí y tế… giúp giảm số lượng bệnh nhân tử vong rất ngoạn mục.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đưa một số thuốc vào phác đồ điều trị. Trong đó có thuốc dùng trong tình huống khẩn cấp đã được công nhận trên thế giới như Remdersivir, IL-6; đưa thuốc Molnupiravir vào điều trị có kiểm soát trong cộng đồng, cùng với các thuốc kháng đông, kháng viêm sử dụng sớm đã giúp kiểm soát được các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà, các cơ sở thu dung y tế, tại các bệnh viện…

Trong Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 vừa bản hành, Bộ Y tế chính thức bổ sung kháng virus, thuốc kháng thể kháng virus, thuốc ức chế IL-6 nếu đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới.

Trong đó, 3 thuốc kháng virus được đưa vào hướng dẫn gồm: Remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng; Favipiravir dùng cho bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trung bình và Molnupiravir dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ. Bộ Y tế lưu ý liều dùng Molnupiravir theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

"Các thuốc kháng virus này giúp giảm tải lượng virus, chứ không phải là diệt virus" – PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản ký khám chữa bệnh, nói chiều 7/10.

Thuốc Molnupiravir cũng được quy định là không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang có kế hoạch có thai.

Lưu ý đặc biệt khi Bộ Y tế đưa thuốc Monulpiravir vào phác đồ điều trị COVID-19 - Ảnh 2.

Các y bác sĩ thăm khám, tư vấn cho những bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà ở phường 7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: Duyên Phan

Trước khi Molnupiravir được đưa vào phác đồ điều trị, thuốc này đã được đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care), từ cuối tháng 8. Hiện chương trình này vẫn tiếp tục triển khai.  

Theo Bộ Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong".

BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay Molnupiravir là thuốc mới. Các nghiên cứu "cho thấy rằng nó hứa hẹn, giảm thời gian mang virus và giúp giảm tỷ lệ nặng cần nhập viện". Tuy nhiên, ông Cấp cho biết các nghiên cứu Molnupiravir còn nhỏ, hi vọng với quá trình thử nghiệm ở TP HCM với số lượng khá lớn thì "sẽ có kết quả rõ ràng hơn để có thể áp dụng rộng rãi". 

Tính đến cuối ngày 7/10, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 826.000 ca bệnh COVID-19, 758.488 trường hợp (92,4%) đã khỏi bệnh, 20.223 trường hợp (2,4%) tử vong. Hiện cả nước có hơn 63.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó 5.605 ca bệnh nặng (với 475 ca thở máy và 23 ca phải chạy ECMO).

Dù tỷ lệ bệnh nhân tử vong giảm rõ rệt, nhưng ông Khuê vẫn cho rằng còn nhiều thách thức. Điều lạc quan theo ông Khuê là kết quả trên đây cho thấy "con đường các thầy thuốc đã đi thời gian qua là đúng". 

Hiện có một lượng lớn người từ TP HCM và các tỉnh miền Nam trở về các địa phương sau thời gian TP tăng cường giãn cách xã hội, trong đó có một tỉ lệ người dương tính. Ông Khuê đề nghị các địa phương vẫn phải rất cảnh giác, phải nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị và cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa.

Dấu hiệu mắc COVID-19 do chủng Delta gây bệnh nặngDấu hiệu mắc COVID-19 do chủng Delta gây bệnh nặng

GiadinhNet - Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, chủng Delta làm tăng tỷ lệ cấp cứu, tử vong và thời gian hồi sức kéo dài với các bệnh nhân.

Thu Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 3 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 2 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Y tế

GĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Top