Lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra, dễ lây từ người sang người và tạo thành dịch. Vậy khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà cần lưu ý gì để bệnh mau khỏi?
Tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, lưng. Các trường hợp biến chứng nặng thường do nhiễm loại EV71.
Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có 3 cấp độ. Những dấu hiệu nhận biết tay chân miệng theo từng giai đoạn phát triển của bệnh đó là:
1/ Giai đoạn ủ bệnh: Vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ và có thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Giai đoạn này thường không có nhiều triệu chứng.
2/ Giai đoạn khởi phát: Thời gian diễn tiến trong khoảng 1 đến 2 ngày. Ở giai đoạn này trẻ có triệu chứng sốt (có thể sốt nhẹ, cũng có thể sốt cao 39-40 độ), mệt mỏi, đau họng, lười ăn, tiêu chảy.
3/ Giai đoạn toàn phát: Trẻ có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh tay chân miệng bao gồm:
- Loét miệng: Đó là các bóng nước có đường kính 2 - 3mm (ở niêm mạc má, lợi, lưỡi) vỡ rất nhanh, tạo thành những vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt và đau khi ăn, vì thế trẻ sẽ bỏ ăn, quấy khóc.
- Ở da: Xuất hiện các bóng nước từ 2 - 10mm, màu xám, hình bầu dục nổi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
- Sốt: Thông thường từ 37,5 đến 38 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao đến 39 - 40 độ C trong vòng 2 ngày trở lên và không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì có thể là biểu hiện của biến chứng nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị.
- Dấu hiệu toàn thân: Trong giai đoạn diễn tiến khi virut xâm nhập thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ; li bì, mê sảng, co giật...

Bệnh tay chân miệng làm xuất hiện những bóng nước ở vùng miệng, họng của trẻ
Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh tay chân miệng ở trẻ
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biểu hiện sốt cao và nôn nhiều dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng não bộ: Dẫn đến một trong những bệnh viêm màng não, viêm não, viêm não tủy. Đồng thời kèm theo những biểu hiện như trẻ hay giật mình, đi đứng loạng choạng, mắt nhìn ngược, nhãn cầu bị rung hoặc giật,...
- Biến chứng hô hấp: Khiến trẻ xuất hiện tình trạng khó thở, thở dốc,..
- Biến chứng tim mạch: Bệnh viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện, xử lý nhanh chóng.

Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Bên cạnh điều trị cho trẻ đúng cách, để giúp con mau khỏi bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà như sau:
- Cách ly và thực hiện vệ sinh thân thể: Cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang cho mình và cả trẻ, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng để hạn chế sự lây lan của virus.
- Về dinh dưỡng: Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu.
- Về thuốc: Trường hợp sốt dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho trẻ nếu có sốt cao; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn, có thể súc miệng bằng nước muối loãng nếu trẻ súc được; tại các vị trí bị thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
- Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
- Quần áo, tã lót của trẻ nên được ngâm dung dịch sát khuẩn hoặc luộc sôi trước khi giặt bằng xà phòng.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được chăm sóc cẩn thận
Cải thiện bệnh tay chân miệng nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc
Để phòng ngừa và cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, ba mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược "trong uống- ngoài bôi" cốm và gel Subạc.
Trong đó, gel Subạc là sản phẩm bôi ngoài da đầu tiên trên thị trường ứng dụng công nghệ Nano bạc giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.
Subạc là nhãn hàng uy tín vừa vinh dự nhận danh hiệu "Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia 2024". Có được thành tựu này là nhờ sự tin dùng của hàng triệu người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước trong suốt 10 năm qua.

Có gel Subạc, hết sởi, thủy đậu, zona; sạch tay chân miệng, làn da mịn màng
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tối ưu trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sản phẩm cốm Subạc.
Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng nhanh chóng, giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may đã bị lây bệnh.

Cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng, kháng virus, kháng khuẩn
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào?
Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh nên trẻ và người chăm trẻ cần thực hiện tốt 5 biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Đeo khẩu trang khi hắt hơi hoặc ho.
- Ăn chín, uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.
- Cách ly trẻ bị bệnh tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bậc cha mẹ điều trị cho con hiệu quả nhất!
Anh Thư
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 17 phút trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Mẹ và bé - 16 giờ trướcNhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

Sống thọ hay không nhìn mỡ bụng là lộ hết, bạn có dám tự kiểm tra không?
Sống khỏe - 20 giờ trướcChỉ mất chưa tới 1 phút để tự kiểm tra mỡ bụng, bạn sẽ tìm được nhiều manh mối quan trọng về việc mình sống thọ hay “đoản thọ”.

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng AI trong y tế thì 20 năm tới, chỉ bằng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?
Y tế - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ tàu du lịch bị lật trên Vịnh Hạ Long, hiện sức khỏe 10 người may mắn được cứu sống đang điểu trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy đã cơ bản ổn định.

Người đàn ông 64 tuổi đang khỏe mạnh, bất ngờ đột quỵ từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đang sinh hoạt bình thường, ông Đ. bỗng cảm thấy mệt, sau đó xuất hiện các triệu chứng bất thường như lơ mơ, không thể nói chuyện, liệt nửa người trái.

Nữ giáo viên 30 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bất ngờ phát hiện khối u nhỏ ở ngực, nhưng do còn trẻ, có sức khỏe tốt và không có tiền sử bệnh gia đình nên cô đã không quá lo lắng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tếSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.