Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lưu ý quan trọng khi tự đo huyết áp

Thứ ba, 10:23 05/05/2009 | Sống khỏe

Tự đo huyết áp không phải là một việc đơn giản. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi tự đo huyết áp ở nhà.

Kỹ thuật đo:

- Trước khi đo, bệnh nhân cần ngồi nghỉ ngơi trên ghế ít nhất 5 phút, chân đặt lên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim. Đây là tư thế của mức HA thường diễn ra hàng ngày.

- Đo HA tư thế đứng được thực hiện định kỳ 3-6 tháng/lần, đặc biệt là ở những người có nguy cơ hạ HA tư thế (suy tĩnh mạch, đái tháo đường).

- Băng quấn tay phải quấn được 80% cánh tay. Với người to lớn hoặc quá béo, bao tay nhỏ có thể làm tăng số đo (sai số tới 10-15 mmHg) và ngược lại.

- Đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 2 phút. Trị số HA chính xác là giá trị trung bình cộng của 2 lần đo nói trên. Nếu 2 lần đo chênh lệch nhau trên 5 mmHg, cần thực hiện lần đo thứ 3 và lấy trung bình cộng của cả 3 lần.

- HA tâm thu được tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên. HA tâm trương được tính khi tiếng đập cuối cùng mất đi.

- Cần đo tay bên kia để đối chiếu mức HA của 2 tay.

- Người đo nên nói hoặc ghi lại cho người được đo trị số HA cũng như mức HA mục tiêu của họ.

Những điểm cần lưu ý:

- HA thay đổi theo nhịp sinh học (thức - ngủ, ngày - đêm) và chịu tác động của nhiều yếu tố như: chất kích thích, thuốc, trạng thái tâm lý, vận động thể lực... Vì vậy, con số lúc đo chỉ đánh giá được tình trạng HA ngay vào thời điểm đó mà thôi.

Muốn phản ánh chính xác tình trạng HA thực sự, cần sử dụng kỹ thuật theo dõi HA 24 giờ.

- Lý tưởng nhất là đo áp lực máu ở trung tâm, tức HA ở động mạch chủ.

Bởi vì những biến chứng chính của bệnh tăng HA (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim) thường ảnh hưởng lên các mạch máu gần trung tâm hơn là các mạch máu chi, nơi chúng ta vẫn thường đo. Với cách đo thông thường hiện nay (đo ở tay), việc xác định chỉ số HA sẽ không chính xác đối với bệnh nhân xơ vữa động mạch, suy giảm tính đàn hồi của thành mạch.

- HA có thể tăng lên khi đo vì bệnh nhân lo lắng khi gặp thầy thuốc (hiệu ứng áo choàng trắng). Để xác định bệnh tăng HA, cần đo ít nhất 3 lần (cách nhau 1 tuần). Nếu dùng thuốc hạ áp, không được dùng loại quá mạnh cho bệnh nhân mới được phát hiện.

Ngoài ra sau một thời gian sử dụng, đa số HA kế đều có sai lệch. Vì vậy, bạn nên chỉnh lại cho chính xác 3 tháng 1 lần.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sườn heo có thể đông lạnh được bao lâu? Nếu vượt quá số ngày này, hãy vứt đi ngay lập tức!

Sườn heo có thể đông lạnh được bao lâu? Nếu vượt quá số ngày này, hãy vứt đi ngay lập tức!

Sống khỏe - 45 phút trước

Vậy sườn heo có thể bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu? Những rủi ro sức khỏe của việc tiếp tục tiêu thụ nó sau giai đoạn này là gì?

Bất ngờ loại quả rẻ tiền bán đầy chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại quả rẻ tiền bán đầy chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường type 2, người có mức cholesterol cao, vấn đề về đường tiêu hóa,... là những đối tượng được khuyến khích nên ăn chuối xanh.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 5 giờ trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Trẻ 7 tuổi ở Hà Giang sốc phản vệ vì thói quen nhiều cha mẹ Việt hay làm mỗi khi bị ho

Trẻ 7 tuổi ở Hà Giang sốc phản vệ vì thói quen nhiều cha mẹ Việt hay làm mỗi khi bị ho

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - 5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhi bị ho khan nên gia đình đã tự mua thuốc cho uống. Sau 1 ngày, bé H. đau bụng, sốt gần 38 độ C, mẩn ngứa, phát ban toàn thân.

Người đàn ông trẻ mắc ung thư giai đoạn cuối ân hận vì bỏ qua mầm bệnh 10 năm

Người đàn ông trẻ mắc ung thư giai đoạn cuối ân hận vì bỏ qua mầm bệnh 10 năm

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mặc dù mắc viêm gan B nhưng người đàn ông chủ quan, 10 năm sau mầm bệnh chuyển thành ung thư giai đoạn cuối.

Suốt 14 năm nghe tiếng thổi ù ù bên tai, mất ngủ triền miên, người phụ nữ 50 tuổi được chẩn đoán hẹp tĩnh mạch não

Suốt 14 năm nghe tiếng thổi ù ù bên tai, mất ngủ triền miên, người phụ nữ 50 tuổi được chẩn đoán hẹp tĩnh mạch não

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Trong suốt 14 năm, người bệnh luôn nghe tiếng thổi ù ù bên tai phải, kéo theo đó là tình trạng chóng mặt, mất ngủ, đau đầu triền miên. Mặc dù đã thăm khám nhiều nơi, nguyên nhân của tình trạng này vẫn không được chẩn đoán chính xác.

Thanh niên 19 tuổi suýt chết vì đột quỵ đã bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Thanh niên 19 tuổi suýt chết vì đột quỵ đã bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Thanh niên đột quỵ cao 1,7m nhưng nặng khoảng 100kg. Bác sĩ phát hiện phát hiện bệnh nhân gặp nhiều vấn đề khác ngoài nhồi máu não và béo phì như: Mỡ máu, tiền tiểu đường, gan nhiễm mỡ...

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Chỉ cần đi ngủ vào khung giờ này, bệnh tật “không dám bén mảng”, lão hóa tự động tránh xa

Chỉ cần đi ngủ vào khung giờ này, bệnh tật “không dám bén mảng”, lão hóa tự động tránh xa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ít ai biết rằng, ngủ đúng giờ đúng giấc cũng là một cách đơn giản để trẻ đẹp và phòng ngừa bệnh tật, thậm chí còn hơn cả uống thuốc bổ.

Sụt cân nhanh có phải ung thư thận?

Sụt cân nhanh có phải ung thư thận?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư thận là kết quả của một số tế bào thận phát triển không kiểm soát, dẫn đến một khối ác tính. Các triệu chứng của ung thư thận thường rất mờ nhạt và không điển hình, đến khi chúng xuất hiện thường xuyên, rõ rệt thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Top