Lý do không nên ăn cháo thường xuyên
Cháo dễ tiêu hóa, nhẹ bụng và phù hợp với những người đang ốm hoặc cần một bữa nhẹ nhưng bạn không nên ăn quá thường xuyên.
1. Chỉ số đường huyết (GI) cao
Cháo làm từ gạo trắng có chỉ số đường huyết khoảng 76, tức là khi ăn, cơ thể sẽ hấp thụ nhanh và làm tăng đường huyết đột ngột. Theo Inner Body , điều này đặc biệt có hại cho:
- Người mắc bệnh tiểu đường : Gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
- Người muốn giảm cân: Tăng đường huyết nhanh chóng sẽ làm insulin tiết ra nhiều, dẫn đến cảm giác đói sớm và ăn nhiều hơn.
Bởi vậy, bạn nên thay gạo trắng bằng gạo lứt hoặc các loại hạt ngũ cốc khác để giảm GI.
2. Hàm lượng dinh dưỡng thấp
Cháo gạo trắng chủ yếu gồm carbohydrate (tinh bột) và nước, không cung cấp đủ protein, chất xơ, vitamin hay khoáng chất. Ăn cháo trắng đơn thuần thường xuyên có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt với:
- Trẻ em, người lớn tuổi: Những người cần nhiều dưỡng chất để phát triển và duy trì sức khỏe.
- Người ăn kiêng không đúng cách: Dễ bị suy dinh dưỡng nếu cháo là món chính mà không có thực phẩm bổ sung.
Bạn nên thêm vào cháo các thực phẩm giàu protein (thịt gà, tôm, cá, đậu phụ) hoặc kết hợp rau củ (cà rốt, bí đỏ, rau cải) để tăng chất xơ và vitamin.
3. Hàm lượng natri cao
Nhiều loại cháo, đặc biệt là cháo chế biến sẵn hoặc cháo với nguyên liệu như thịt hộp, trứng muối, gan lợn, có thể chứa lượng muối rất cao. Ăn quá nhiều muối trong thời gian dài dễ dẫn đến cao huyết áp, các vấn đề về tim mạch, thận. Một bát cháo gan lợn có thể chứa lượng natri gần bằng mức khuyến nghị 2g/ngày của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Do đó, bạn nên tự nấu cháo với lượng muối vừa phải; hạn chế sử dụng nguyên liệu chế biến sẵn; thay bằng các loại thịt và rau tươi.
4. Gạo nấu quá chín
Trong quá trình nấu cháo, gạo thường bị nấu nhừ, mất đi nhiều chất xơ và dinh dưỡng tự nhiên. Điều này không chỉ khiến cháo kém bổ dưỡng mà còn gây cảm giác nhanh đói hơn so với cơm hoặc ngũ cốc nguyên hạt; giảm lợi ích của chất xơ đối với hệ tiêu hóa.
Bởi vậy, bạn không nên nấu cháo quá nhừ; có thể để cháo còn hạt gạo để giữ chất xơ; kết hợp thêm các loại hạt hoặc ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, lúa mạch.
5. Nguy cơ ăn quá nhiều
Cháo dễ tiêu, nhẹ bụng nên dễ khiến bạn ăn nhiều hơn nhu cầu thực sự của cơ thể. Điều này có thể dẫn tới nạp dư thừa calo, giảm hiệu quả của kiểm soát cân nặng. Do đó, bạn nên kết hợp cháo với các món ăn phụ như trứng luộc, rau củ luộc để no lâu hơn.
Cách ăn cháo lành mạnh
Để tận dụng lợi ích của cháo mà vẫn đảm bảo sức khỏe, hãy làm theo các nguyên tắc sau:
1. Tăng giá trị dinh dưỡng : Thêm các nguồn protein như thịt nạc, cá, tôm, hoặc đậu phụ; bổ sung rau củ như cà rốt, bí đỏ, rau cải, ngô.
2. Sử dụng gạo nguyên cám hoặc ngũ cốc: Dùng gạo lứt, yến mạch hoặc lúa mạch để tăng chất xơ và giảm tác động đến đường huyết.
3. Giảm muối: Sử dụng gia vị vừa phải, tránh nước mắm, bột ngọt, hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn.
4. Kiểm soát khẩu phần: Chỉ ăn một bát vừa đủ, không nên ăn quá nhiều vì cảm giác nhẹ bụng.
5. Kết hợp chế độ ăn đa dạng: Cháo chỉ nên là một phần của chế độ ăn uống cân đối, kết hợp với các bữa ăn đủ protein, chất béo lành mạnh, và rau củ.
Sốt cao, mệt mỏi, người phụ nữ 39 tuổi nguy kịch, tiên lượng nặng vì mắc căn bệnh này
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân đến viện khám vì sốt cao, mệt mỏi, điều trị không đáp ứng. Sau đó, bệnh nhân rối loạn ý thức, suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, tiên lượng nguy kịch.
Giải phóng cho người phụ nữ bị phù tay voi sau phẫu thuật ung thư vú
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, nạo vét hạch và xạ trị, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với di chứng phù bạch mạch cánh tay. Đây là một biến chứng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thông tin mới nhất về chấn thương của cầu thủ Nguyễn Xuân Son
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Chấn thương của Xuân Son khiến anh bị gãy 2 đoạn xương ống đồng chân phải và rời xa sân cỏ trong 5-8 tháng. Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào quá trình phẫu thuật và tập hồi phục của tiền đạo này.
8 loại thực phẩm xứng đáng là 'siêu thực phẩm'
Sống khỏe - 5 giờ trướcNhững thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thường được gắn với tên gọi 'siêu thực phẩm'. Vậy đó là những loại thực phẩm nào?
Sáng ngủ dậy, uống ngay cốc nước mật ong pha cùng loại củ rẻ tiền này còn tốt hơn thuốc bổ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Trong những ngày rét đậm, kết hợp uống nước mật ong gừng ấm sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lại các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa...
Người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa bị hôn mê sâu, nhập viện cấp cứu sau khi uống nhầm loại hạt chứa chất kịch độc chữa viêm dạ dày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Sau khi uống nhầm hạt mã tiền để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ 67 tuổi ở Thanh Hóa ngừng thở, ngừng tim, tổn thương não nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu.
Loại rau Việt cay hơn cả ớt, không trồng vẫn mọc um tùm lại cực tốt cho sức khỏe
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcLoại rau này không cần trồng vẫn mọc dại ở nhiều nơi, đặc biệt là những nơi ẩm ướt như ven sông, suối, ruộng nước. Mặc dù có vị cây đặc trưng hơn cả ớt nhưng đây lại là một vị thảo dược cực tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.
Hà Nội: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, ô nhiễm không khí gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhất là đối với những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và người có sức đề kháng kém.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh do virus HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã chủ động theo dõi, giám sát và cung cấp thông tin về diễn biến tình hình mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc.
Vì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVì sao mùa lạnh dễ xảy ra đột quỵ là thắc mắc được nhiều người quan tâm, cùng chuyên gia tìm câu trả lời ngay dưới đây.
Nghĩa cử cao đẹp của gia đình người chết não giúp hồi sinh nhiều cuộc đời trong ngày đầu năm mới
Y tếGĐXH – Sáng nay (3/1), bệnh nhân ghép tim đã bắt đầu cai máy thở, huyết động dần ổn định. Bệnh nhân ghép gan đã tỉnh, tự thở, chức năng gan đang hồi phục tốt.