Lý do liên tiếp có nạn nhân ngộ độc khi ăn nấm giống đông trùng hạ thảo
Chưa đầy một tháng, khoảng 10 người đã nhập viện ở nhiều nơi vì nôn ói, đau bụng, yếu cơ sau khi ăn nấm lạ trong vườn. Người bệnh cho biết đã ăn nấm vì tưởng đào được đông trùng hạ thảo.
Tưởng bổ dưỡng nhưng hóa ngộ độc
Gần đây nhất, ngày 3/6, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 6 người (thuộc 2 nhóm) cùng ngụ tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có các triệu chứng như rung giật cơ, tay chân yếu, không cử động được.
Theo một bệnh nhân, thời gian vừa qua nhiều người đi đào nấm mọc từ xác nhộng ve sầu để bán với giá 70.000 đồng/kg. Dư luận cũng đồn thổi nấm này giống như đông trùng hạ thảo. Vì vậy, khi gia đình đào được nấm mọc ra từ xác nhộng ve sầu đã nấu ăn thử. Các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sau khi ăn khoảng 2 giờ.
Tại Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 4/6, một người đàn ông 39 tuổi ngụ tại huyện Xuyên Mộc cũng nhập viện cấp cứu do choáng váng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tay chân run rẩy. Bệnh nhân đã tìm thấy loại nấm mọc ra từ xác ve sầu trong vườn của nhà hàng xóm và ăn sống. Cũng tại Bệnh viện Bà Rịa, một số ca ngộ độc nấm tương tự nhập viện trước đó ít ngày.

Nấm mọc ra từ xác nhộng ve sầu khiến người đàn ông ở Bình Thuận ngộ độc. Ảnh: BVCC,
Người bệnh ăn hơn 10 cây nấm mọc ra từ xác nhộng ve sầu và cấp cứu ở địa phương. Bệnh nhân được điều trị hỗ trợ triệu chứng vì bệnh không có thuốc giải độc đặc hiệu. Các bác sĩ cũng không thể xác định chính xác là loại nấm nào gây ngộ độc cho trường hợp này, chẩn đoán chủ yếu dựa vào bệnh sử và triệu chứng ngộ độc.
Nấm hay nhộng ve sầu gây độc?
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, khi ve sầu đẻ trứng vào trong đất, trứng phát triển thành ấu trùng, bên cạnh các bào tử nấm.
Những loài nấm này tấn công và sống ký sinh trên vật chủ, thay thế các mô của vật chủ và mọc ra các thân cây dài. Nấm sẽ hút chất dinh dưỡng từ vật chủ khiến vật chủ chết và phát triển lớn lên bên ngoài của cơ thể vật chủ. Tùy theo loại nấm ký sinh mà chúng có thể bổ dưỡng hoặc gây độc cho con người.
Phân tích kỹ hơn, Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết (Bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, có nhiều loại nấm khác nhau nằm trong chi Cordyceps. Tuy nhiên, người ta chỉ dùng 2 loại nấm thuộc chi này để làm đông trùng hạ thải gồm nấm C. sinensis mọc tự nhiên ở Tây Tạng và C.militaris (loại đang dùng cấy trồng ở Việt Nam).

Bệnh nhân nhập viện sau khi ăn nấm từ xác nhộng ve sầu. Ảnh: BVCC.
Hai loại nấm này được cho ký sinh trên các giá thể khác nhau (côn trùng). Riêng tại Việt Nam đã có đến 60 loại giá thể để tạo ra đông trùng hạ thảo, phổ biến là giá thể từ tằm. Hàn Quốc từng có nghiên cứu cấy đông trùng hạ thảo trên gạo lứt.
Các loại nấm khác thuộc chi Cordyceps không được dùng cho mục đích trên, thậm chí có loại có thể sinh độc tính.
Một số tình huống có thể gây hại cho người dùng như nấm dùng để nuôi cấy đông trùng hạ thảo không phải C. sinensis và C.militaris; nấm sinh độc tính khi ký sinh lên giá thể; bản thân giá thể có độc...
Ông cũng cho rằng trước đây từng rải rác có người bị ngộ độc nấm vì nhầm là đông trùng hạ thảo. Gần đây, các trường hợp này tăng hơn có một phần nguyên nhân do thông tin quảng cáo thiếu kiểm soát trên mạng xã hội.
“Một số người bán dược liệu nói rằng đào được mấy con đông trùng hạ thảo trong rừng rồi rao bán, tăng giá cao hơn. Đông trùng hạ thảo đã phổ biến hơn trước nên người ta tin rồi mua về uống và ngộ độc.
Vì vậy, người dân muốn sử dụng đúng đông trùng hạ thảo phải mua loại rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, bắt buộc có giấy kiểm định loại nấm, hoạt chất... để đảm bảo an toàn”, Tiến sĩ Triết nói.

Sau 16 ngày nhập viện, nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini vẫn hôn mê
Y tế - 5 giờ trướcLà nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Hà Nội), Thiếu tá N.V.C vẫn trong tình trạng hôn mê.

Sau 23 lần phẫu thuật, người phụ nữ từng bị chồng đổ xăng đốt hiện ra sao?
Y tế - 14 giờ trướcTrải qua 23 cuộc phẫu thuật, gương mặt Trang loang lổ, chằng chịt vết sẹo, nhưng cuộc sống của chị có nhiều thay đổi.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.

Bật đèn kiểm tra gas rò rỉ trong khách sạn, người đàn ông bị nổ tử vong
Y tế - 1 ngày trướcSau tai nạn nổ khí gas trong khách sạn, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy dùng mọi cách điều trị, kích tim để cứu sống một lần nhưng cuối cùng, bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Bắc Kạn: Một bệnh nhân nghi phát bệnh dại sau 1 năm bị chó cắn
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận một bệnh nhân là nam giới quê Cao Bằng nhập viện trong tình trạng sốt, sợ gió nghi do phát bệnh dại.

Công bố Chương trình 'Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH ĐBDTTSMN'
Y tế - 2 ngày trướcChiều 26/9, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Lễ công bố Chương trình "Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSMN)".

Thiếu nữ 16 tuổi suy sụp, mắc bệnh hiểm sau khi thực hiện giảm cân sai cách
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đi kèm với việc giảm cân, cơ thể cô gái bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ ăn, rụng tóc, mất ngủ, thức dậy sớm và không thể đi lại được do quá mệt mỏi...

TP Hồ Chí Minh thông tin về hai trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Y tế - 2 ngày trướcTối 25/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh thông tin về trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ thường trú tại Đồng Nai nhưng cư trú tại TP Hồ Chí Minh và có tiếp xúc với 8 người, trong đó có một người được xác định dương tính với đậu mùa khỉ.

30 học sinh biểu hiện ngộ độc sau uống nước ngọt ở cổng trường, 7 ca nặng
Y tế - 3 ngày trướcSau khi uống loại nước ngọt được bán ở cổng trường, 30 học sinh đều xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn kèm theo tiêu chảy, 7 em có biểu hiện nặng.

Bệnh nhi 3 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng sau 15 phút nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcĐược chuyển từ Cà Mau lên TPHCM cấp cứu, tuy nhiên do bệnh quá nặng, bệnh nhi rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong.

Hà Nội: Thuốc điều trị đau mắt đỏ không khan hiếm nhưng giá bán có dấu hiệu đắt đỏ
Y tếGĐXH - Trong khi trước đây, thuốc điều trị đau mắt đỏ có giá dao động từ 20.000 – 45.000 đồng/sản phẩm, tuy nhiên, khi số ca đau mắt đỏ tăng dần, mặt hàng thuốc dành riêng cho mắt cũng có dấu hiệu tăng.