Mắc các dấu hiệu sau đây cần đi khám bệnh lý khớp gối ngay
GiadinhNet - Thấy đau mỏi, cứng kẹt khớp gối, khó khăn khi di chuyển hoặc nếu không thể xoay chân vào trong hay ra ngoài, xoay hông hoặc cúi người... cần đi khám ngay.
Khớp gối là khớp lớn nhất của cơ thể, chịu trọng lực rất lớn khi con người di chuyển, đi đứng hoặc chạy nhảy. Các chấn thương và bệnh lý thường xảy ra ở đây.
Các dạng bệnh lý khớp gối hay gặp
Khớp gối bao gồm hai mặt khớp đó là mặt khớp xương đùi - xương cẳng chân và mặt khớp giữa lồi cầu đùi - xương bánh chè. Giữa mặt khớp xương đùi và cẳng chân có sụn chêm. Sụn chêm giữa mặt sụn khớp xương đùi và xương cẳng chân nhằm mục đích giảm sốc trong quá trình vận động.

Cấu tạo khớp gối. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
Người bệnh thường mắc bệnh lý viêm hoạt mạc khớp gối: Viêm khớp gối như viêm khớp dạng thấp hay gặp các dị vật trong khớp gối (mảnh sụn, bao khớp bị rách do thoái hóa).
Rách sụn chêm cũng là bệnh thường gặp. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau khi đi đứng hoặc bị "kẹt" khớp gối, bệnh nhân có thể gập gối nhưng không thể duỗi gối ra được và phải lựa thế để duỗi gối ra. Đôi khi không thể duỗi gối ra và phải nội soi cấp cứu để cắt sụn chêm.
Đứt dây chằng chéo khớp gối có triệu chứng là đau hoặc lỏng lẻo khớp gối khi đi. Khởi đầu là một chấn thương vùng gối đôi khi không nặng nhưng ở tư thế xoay, gối sưng lên, không thể gập gối hoặc rất đau khi gập gối. Phim X- quang thường không phát hiện được gì, bệnh nhân hay bị "sụm" gối khi đi, lên xuống bậc thang khó khăn. Đứt dây chằng chéo nếu không điều trị sẽ làm khớp gối mau bị hư và gây đau.
Thoái hoá khớp gối là bệnh hay được nhắc đến trong các bệnh lý khớp gối. Các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) cho biết, thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn.
Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối.
Nếu chia theo nguyên nhân, thoái hoá khớp gối có hai loại: nguyên phát và thứ phát. Trong đó, thoái hoá khớp nguyên phát là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, có thể ở một hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường…) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.
Đối với thoái hoá khớp thứ phát, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch…); Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum); Khớp gối quay vào trong (genu varum); Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum…) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp – bệnh Hemophilie…).
Để dự phòng bệnh, các bác sĩ khuyên cần chống béo phì (tăng trọng lượng, áp lực lên khớp gối); Có chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý, bảo vệ khớp tránh quá tải; Phát hiện điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp, khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài..).
PGS.TS. Đào Xuân Thành, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho hay, các dấu hiệu nhận biết về bệnh lý khớp gối nên đến khám:
- Đau mỏi, cứng kẹt khớp gối, khó khăn khi di chuyển.
- Không thể xoay chân vào trong hay ra ngoài, xoay hông hoặc cúi người.
- Bị sưng hoặc đau khớp sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu một chỗ bị cứng khớp, hạn chế vận động.
- Đau vùng khớp gối khi đi lại có thể nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ trong khớp gối.
- Đi lại thấy lỏng khớp, không tự tin, phải dùng thêm gậy chống hoặc tay vịn khi lên xuống cầu thang.
- Tràn dịch khớp tái diễn làm vùng khớp bị tổn thương sưng to…
Thu Nguyên

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 3 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 3 ngày trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 5 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 5 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 6 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tếGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.