Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mật độ dân số và yếu tố cơ sở để giải quyết phá vỡ quy hoạch đô thị ở Việt Nam

Thứ năm, 06:52 06/06/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hiện nay tình trạng phá vỡ quy hoạch đô thị, quá tải giao thông, ùn tắc, tụ tập đông người… nhiều khi gây mất trật tự an ninh xã hội đã thường xuyên xảy ra, nhất là tại hai thành phố lớn nhất trên cả nước là Hà Nội và TPHCM. Đứng trước tình hình này các nhà quản lý thường đề cập đến sự bất hợp lý trong quy hoạch, nhưng lại thường bỏ qua yếu tố mật độ dân số ở hai thành phố lớn này.


Mật độ dân số trong giao thông luôn là vấn đề căng thẳng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Ảnh: T.L

Mật độ dân số trong giao thông luôn là vấn đề căng thẳng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Ảnh: T.L

Mật độ dân số ở Hà Nội và TPHCM ở mức độ mất an toàn

Chính sách dân số Việt Nam hiện nay tập trung giải quyết các vấn đề: Quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số. Có một vấn đề cấp thiết, liên quan trực tiếp đến an ninh xã hội, đặc biệt vấn đề “nóng” thường được nhắc đến là phá vỡ quy hoạch đô thị, nhưng thường bị lãng quên đó là yếu tố về mật độ dân số. Đây là vấn đề liên quan đến cả hai lĩnh vực là quy mô và phân bố dân số.

Diện tích lãnh thổ thường là cố định, chưa kể đến có thể giảm đi do thiên tai và biến đổi khí hậu. Dân số thì ngày một tăng lên, đặc biệt ở đô thị (mật độ dân số đông) hoặc một số ít không tăng hoặc có thể giảm do di cư nhưng thường ở các vùng sâu xa, biên giới, biển đảo. Do vậy nhiều khi thấy rằng, quy mô dân số ngày một tăng lên là bình thường, nhưng chính sách dân số và quy hoạch đô thị rất cần quan tâm đến mật độ dân số, phân theo từng khu vực, từng đơn vị hành chính, đặc biệt là đơn vị hành chính trọng điểm, thường có mật độ dân số tập trung đông bất thường dẫ đến phá vỡ quy hoạch đô thị.

Vấn đề cấp bách cần quan tâm đặc biệt hiện nay là mật độ dân số sẽ phá vỡ quy hoạch đô thị. Thực tế ở nhiều quận, huyện của Thủ đô Hà Nội và TPHCM đã ở mức độ mất an toàn. Hiện nay tình trạng phá vỡ quy hoạch đô thị, quá tải giao thông, ùn tắc, tụ tập đông người... nhiều khi gây mất trật tự an ninh xã hội đã thường xuyên xảy ra. Đứng trước tình hình nay các nhà quản lý thường đề cập đến sự bất hợp lý trong quy hoạch, nhưng lại thường bỏ qua yếu tố mật độ dân số ở hai thành phố này.

Thực tế trong quá trình phát triển dân số và kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội, mật độ dân số tăng rất cao ở các quận nội thành. Nhiều quận/huyện có mật độ dân số tập trung đông, ở trên mức độ mất an ninh về mật độ dân số (theo khuyến nghị của quốc tế, mức mất an toàn là trên 8.000 người/km2). Đặc biệt dân số các đơn vị này ngày càng phát triển với xu thế tăng mật độ dân số (xây thêm nhà cao tầng – quỹ đất cạn kiệt - không mở thêm đường giao thông, khoảng không gian xanh), nghĩa là với mức độ an toàn ngày càng giảm và mất kiểm soát. Ở Hà Nội các quận đô thị cổ đều có mật độ dân số mất an toàn; cả thành phố có 7 quận đều mật độ dân số mất an toàn, điều này cho thấy tầm quan trọng của các chính sách dân số về lĩnh vực phân bổ và mật độ dân số.

Có quận mật độ dân số gấp 3-4 lần mức độ mất an toàn

Mặc dù vậy cũng có thể thấy, rằng chính sách giải quyết vấn đề mật độ dân số ở Hà Nội chưa được quan tâm. Theo số liệu thì cả 7 quận đều có mật độ dân số trên mức an toàn, đông nhất là quận Đống Đa (gấp 3,4 lần mức độ mất an toàn), thấp nhất là quận Hoàng Mai (cũng trên mức mất an toàn).

Tình trạng mất an toàn - an sinh xã hội vẫn gia tăng do dân số ngày một tăng. Giải pháp hiện nay thường thấy là “điều chỉnh quy hoạch đô thị” theo phương án xây thêm nhiều các khu chung cư đô thị. Đây mới chỉ là điều chỉnh quy hoạch số tầng (tăng) nhà chung cư… và hầu như không có điều chỉnh tăng đất trồng cây xanh, trường học, khu vui chơi công cộng,… Nếu xem xét ở cấp độ phường/xã thì mức độ mất an toàn càng khủng khiếp hơn, đơn cử như, mật độ dân số phường Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội là 92.100 người/km2, gấp 11,5 lần mức độ mất an toàn.

TPHCM là thành phố đông dân nhất cả nước, đồng thời cũng là một thành phố phát triển năng động vào loại nhất cả nước, do vậy số đơn vị quận/huyện có mật độ dân số dân số mất an toàn cũng nhiều hơn ở Thủ đô Hà Nội. Số liệu cho thấy, năm 1999 trong số 14 quận của TPHCM thì có 2 quận mật độ dân số ở mức an toàn (quận 12 và quận Thủ Đức) nhưng đến năm 2011 thì cả 14 quận mật độ dân số đều ở mức mất an toàn và còn tăng rất cao. Quận có mật độ dân số cao nhất là quận 11 (cao gấp 5,7 lần mức độ mất an toàn), thấp nhất là quận 12 cũng đã cao hơn mức mất an toàn.

Mặc dù vậy, cũng như Thủ đô Hà Nội, khi xem xét ở cấp độ phường/xã thì tình hình cho thấy còn những điểm cực kỳ nghiêm trọng. Thí dụ như, mật độ dân số phường 1, quận 3, TPHCM là: 115.797 người/km2 (gấp 14,5 lần mức độ mất an toàn). Quận 3 có 5 phường có mật độ dân số trên 100.000 người thuộc loại cao nhất thế giới (gấp 12,5 lần mức độ mất an toàn).

Sắp tới đây Việt Nam sẽ có kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2019, chắc rằng số liệu sẽ cho thấy tình hình còn nghiêm trọng hơn. Những nhà nghiên cứu về lý thuyết đám đông đã tính toán, với một đám đông tập trung và đang di chuyển thì mật độ an toàn là 3 người/m2 (tương đương 3.000 người/km2), mật độ mất an toàn, mất kiểm soát là 8 người/m2 (tương đương 8.000 người/km2).

Vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong Chính sách dân số Việt Nam giai đoạn tới

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Quốc hội đã đề xuất: Trong thời gian tới cần có chính sách về mức sinh cho từng vùng, tỉnh, thành phố, nhóm đối tượng thì cũng cần có chính sách giải quyết mật độ dân số cho từng khu vực, tỉnh, thành phố và từng vùng kinh tế - xã hội đặc biệt. Vấn đề mật độ dân số cũng vậy, cần có chính sách cho từng khu vực, tỉnh, thành phố, đặc biệt cho các khu đô thị.

Vấn đề này đã đến lúc phải có những giải pháp cụ thể, đặc biệt trong chính sách quy hoạch đô thị là vấn đề hết sức cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt trong mối quan hệ hữu cơ giữa chính sách dân số và chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Điều này đã được khẳng định trong Văn kiện Hội nghị dân số thế giới ICPD 1994 và tiếp tục được khẳng định trong văn kiện Hội nghị dân số thế giới ICPD 20 (2014).

Đây cũng là vấn đề Chính sách dân số Việt Nam cần đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tới, khi định hướng chương trình quốc gia chuyển từ trọng tâm DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển; đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 21 NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 6 khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Mật độ dân số các quận ở Hà Nội năm 2009

Quận Ba Đình: 24.290 người/km2

Quận Hoàn Kiếm: 27.792 người/km2

Quận Hai Bà Trưng: 29.647 người/km2

Quận Đống Đa: 36.284 người/km2

Quận Thanh Xuân: 24.583 người/km2

Quận Cầu Giấy: 18.800 người/km2

Quận Hoàng Mai 8346 người/km2

(Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2009)

Mật độ dân số các quận ở TP HCM năm 1999 và số liệu thống kê năm 2011

TĐTDS 1999 Số liệu TK 2011

Các quận thành thị: 9.380 người/km2 12.449 người/km2

Quận 1: 29.757 người/km2 24.025 người/km2

Quận 3: 46.343 người/km2 38.394 người/km2

Quận 4: 48.037 người/km2 43.788 người/km2

Quận 5: 51.104 người/km2 41.034 người/km2

Quận 6: 36.075 người/km2 35.035 người/km2

Quận 8: 17.475 người/km2 21.978 người/km2

Quận 10: 42.127 người/km2 40.942 người/km2

Quận 11: 47.699 người/km2 45.582 người/km2

Quận 12 3.212 người/km2 8.559 người/km2

Quận Gò Vấp: 16.124 người/km2 28.423 người/km2

Quận Tân Bình: 15.053 người/km2 19.229 người/km2

Quận Bình Thạnh: 19.662 người/km2 23.109 người/km2

Quận Phú Nhuận: 36.046 người/km2 35.990 người/km2

Quận Thủ Đức 4.371 người/km2 9.936 người/km2

(Nguồn: TĐTDS 1999 và Niên giám Thống kê TPHCM, 2011).

TS Nguyễn Quốc Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top