Mất tiền, bực bội khi mua phải hàng kém chất lượng qua livestream
Bán hàng qua hình thức livestream đang tràn lan trên các trang mạng xã hội, mang lại thu nhập khủng. Tuy nhiên, không ít người dùng đã mua phải hàng kém chất lượng.
Chị Trần Kim Thu (Hoàng Mai, Hà Nội) thường xuyên theo dõi các kênh livestream bán quần áo và mỹ phẩm. Do quỹ thời gian eo hẹp, vài năm trở lại đây, chị ưu tiên mua hàng qua các kênh online.
“Bây giờ muốn mua gì chỉ cần lên Facebook là có, từ giấy ăn, quần áo, giày dép cho đến laptop, hàng xách tay cao cấp,… Nhiều khi tôi cũng chỉ vô tình lướt điện thoại, thấy livestream bán hàng thì lại xem và mua”, chị Thu nói.
Gần đây, chị vừa đặt mua quần áo, giày dép hè cùng với một số thực phẩm như tôm đông lạnh, cá thu và thịt bò Úc. Tất cả đều bán qua livestream và được quảng quảng cáo là “siêu rẻ”, “chất lượng tốt nhất”, “chỉ dành cho những người nhanh tay nhất”.
Tuy nhiên, khi được hỏi về chất lượng của những mặt hàng này, không chỉ chị Thu mà nhiều người có thói quen mua hàng qua livestream mới giật mình. Đa số mua hàng vì thấy tương tác của bài đăng rất cao, có người nổi tiếng livestream hoặc giá rẻ hơn so với thị trường mà chưa tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, chất lượng.

Mua hàng online qua livestream đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Ảnh: Kiều Oanh.
Mất việc liền chuyển sang livestream bán hàng
Hình thức livestream bán hàng trở nên quen thuộc trên thế giới và tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Các trang thương mại điện tử như Lazada , Shopee , Tiki cũng đã áp dụng livestream trên app kết hợp với giảm giá và khuyến mại để thu hút người mua.
Tuy nhiên, thị trường livestream sôi động nhất phải kể đến Facebook. Chỉ cần một tài khoản hợp lệ và đăng kí quảng cáo, người dùng dễ dàng trở thành đại lý bán hàng, tiếp cận hàng chục nghìn người mỗi ngày.
Sau dịch Covid, anh Trần Khôi (Phan Xích Long, TP.HCM) mất việc làm do công ty cắt giảm nhân sự. Thấy một số người quen chuyển sang bán hàng online và thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng, anh quyết định thử sức.
“Tôi nhập khoảng 10 triệu tiền hàng, bỏ ra 5 triệu đồng ban đầu để chạy quảng cáo. Từ nguồn hàng cho đến cách livestream, quảng cáo tôi đều tự học, nhìn chung cũng không quá phức tạp”, anh Khôi cho biết.
Anh Khôi lựa chọn bán mặt hàng quần áo vì rủi ro thấp, hàng để được lâu và thu về lãi cao. Tuy nhiên, chính anh cũng không biết rõ về nguồn gốc sản phẩm mà chỉ đặt qua một số trang bán hàng Trung Quốc. Đây là cách thức nhập hàng phổ biến của nhiều người bán hiện nay nhưng họ đều quảng cáo là sản phẩm đẹp xuất xứ từ Quảng Châu.
Bán hàng online đang trở thành xu thế chung. Việc này khiến Đặng Hiếu (sinh viên Đại học Thương Mại) và nhiều người khác thấy rất phiền mỗi khi lướt mạng xã hội. Hiếu cho rằng việc bán hàng trên Facebook đang bị lạm dụng, làm mất thời gian của người dùng ngay cả khi họ không quan tâm đến các mặt hàng đó.
![]() Chị Nga thấy có nhiều chương trình "tặng mỹ phẩm" tương tự đang diễn ra trên mạng xã hội và thu hút nhiều người đăng kí. Ảnh: NVCC. |
“Các video livestream thường có âm lượng rất to, nhiều người bán còn ăn mặc phản cảm để thu hút, hoặc phát ngôn gây sốc. Lướt bảng tin khoảng 20 phút là có thể thấy gần chục video livestream. Mình nghĩ rằng cần quản lý chặt chẽ hơn việc này”, Hiếu nói.
'Tiền mất, tật mang"
Livestream là con dao hai lưỡi, nó giúp việc mua sắm trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn. Song, người tiêu dùng cũng dễ mua phải các mặt hàng kém chất lượng, chưa được kiểm định với nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Chị Nga ở Hà Nội có sở thích mua mỹ phẩm qua các livestream trên mạng xã hội. Gần đây, chị đăng kí nhận một thỏi son miễn phí nhân dịp tri ân khách hàng. Chị nói, có hàng nghìn người đăng kí nhận son khi livestream đang được phát trực tiếp.
Tuy nhiên, chị Nga phải trả 100.000 đồng phí đóng gói khi nhận hàng mà không được bên bán thông báo trước. Chị bức xúc: “Son chỉ được đựng trong một túi giấy mỏng, không có hộp đựng hay tem nhãn. Thậm chí, lớp sơn bên ngoài đã bong tróc, khi mở ra thấy mùi hóa chất khó chịu, không thể sử dụng được”.
Chị Nga cho rằng đây là hình thức bán hàng đội lốt quà tặng tri ân. Chất lượng son rất kém, có mùi giống như màu công nghiệp, không có tem nhãn. Chị Nga phản hồi lại với bên bán hàng thì ngay lập tức bị chặn liên lạc.
Dù việc mua hàng online liên tục được cảnh báo, hình thức này ngày càng thu hút nhờ những chiêu trò riêng. Cách thức được áp dụng phổ biến nhất là mời người nổi tiếng giới thiệu, trực tiếp sử dụng mặt hàng khi đang livestream.
Mặt khác, các bài viết luôn được đầu tư quảng cáo để có tương tác và số lượng người xem cao, thậm chí thuê người bình luận để giả mua hàng. Người bán liên tục thúc giục “mua hàng ngay kẻo hết, số lượng có hạn, chỉ còn 100 sản phẩm cuối cùng”.
Anh Hoàng (Hà Đông, Hà Nội) từng bỏ ra cả triệu đồng để mua một chiếc lăn đá được quảng cáo là chữa các loại bệnh liên quan đến xương khớp. Đọc phần bình luận, anh thấy có nhiều phản hồi tốt. Hơn nữa, người bán nói sản phẩm đang được giảm giá đến 50% cùng với nhiều quà tặng đi kèm.
Sau thời gian sử dụng, anh Hoàng thất vọng khi căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ không hề thuyên giảm. Qua tìm hiểu, anh thấy nhiều người cũng bị lừa như mình. Tuy nhiên, các bài viết, bình luận tiêu cực trên trang bán hàng đều nhanh chóng bị xóa bỏ.
![]() Thịt lợn gác bếp được đóng gói sơ sài, không có tem nhãn. Ảnh: NVCC. |
Dù mất khoản tiền lên đến cả triệu đồng, song, anh Hoàng vẫn may mắn hơn chị Vân (Mễ Trì, Hà Nội) khi sản phẩm chưa ảnh hưởng đến sức khỏe. Chị Vân đặt mua thịt lợn gác bếp của một cơ sở sản xuất tại Tây Bắc. Chị kể, livestream bán hàng có đến hàng chục nghìn người xem nên chị mới yên tâm đặt mua.
“Người bán vừa quảng cáo vừa xé miếng thịt trông rất đẹp mắt, họ trực tiếp ăn nên mình cũng có cảm giác yên tâm”, chị Vân cho biết.
Sau khi nhận hàng, chị thấy sản phẩm không giống như quảng cáo. Thịt rất khô, không có mùi thơm, xé ra cũng không có màu hồng như trên livestream. Chị Vân mời đồng nghiệp trong cơ quan cùng ăn thì đa số đều bị đau bụng và phải nghỉ buổi làm hôm đó để đi khám.
"Không phải cứ thấy đông người theo dõi buổi livestream thì sản phẩm đó tốt. Sau sự cố này tôi kiên quyết không mua hàng qua hình thức này nữa, mà chỉ chọn những địa chỉ tin cậy, đặc biệt là với mặt hàng thực phẩm", chị Vân nói.
Theo Kiều Oanh
Zing

Trước khi bị khởi tố, chủ kênh TikTok 'Gia đình Hải Sen' đã bán những sản phẩm nào?
Bảo vệ người tiêu dùng - 9 giờ trướcGĐXH - Không chỉ riêng sản phẩm Siro ăn ngon Hải Bé, Lê Văn Hải - chủ kênh tiktok "Gia đình Hải Sen", "Hải Sen" còn bán nhiều sản phẩm khác, bao gồm: Xịt khử mùi hôi nách Hải Sen, kem tẩy lông Hải Sen, viên uống sâm tố nữ Hải Bé, sữa rửa mặt YLE…

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 19/6/2025
Sản phẩm - Dịch vụ - 9 giờ trướcGĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 19/6/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Ngân hàng cảnh báo liên quan tới việc ngừng giao dịch, đổi thẻ ATM từ 1/7
Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trướcGĐXH - Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cảnh báo về tình trạng một số đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện, nhắn tin yêu cầu cung cấp thông tin thẻ, mã OTP, số tài khoản... với lý do "hỗ trợ đổi thẻ".

Giá chung cư tại Thanh Xuân, Hà Nội vượt ngưỡng 80 triệu đồng/m2
Giá cả thị trường - 12 giờ trướcGĐXH - Giá chung cư quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2025 đã vượt mốc 80 triệu đồng/m², phản ánh sức nóng thị trường bất động sản tại Hà Nội chung và tại khu vực này nói riêng.

Xe gầm cao SUV hạng A giá 183 triệu đồng siêu tiết kiệm xăng, rẻ hơn hẳn Kia Morning, Hyundai Grand i10, chỉ ngang Honda SH có gì đặc biệt khi được bán tại Ấn Độ?
Giá cả thị trường - 12 giờ trướcGĐXH - Xe gầm cao SUV hạng A hoàn toàn mới vừa ra mắt với thiết kế bắt mắt, giá chỉ từ 183 triệu đồng, đang tạo ra áp lực lớn lên các dòng xe hatchback cỡ nhỏ như Hyundai Grand i10.

Giá bán không ngờ tới của những căn nhà mặt phố tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
Giá cả thị trường - 14 giờ trướcGĐXH - Tháng 6/2025, thị trường bất động sản quận Thanh Xuân (Hà Nội) ghi nhận biến động mạnh ở phân khúc nhà mặt phố, khi giá nhà tăng vọt khiến nhiều người mua và người bán nhà bất ngờ.

Xe ga giá 38,5 triệu đồng trang bị chẳng kém SH Mode, rẻ ngang Honda Vision
Giá cả thị trường - 16 giờ trướcGĐXH - Xe ga giá rẻ 38,5 triệu đồng vừa ra mắt đang khiến Honda Vision và SH Mode phải lép vế bởi thiết kế cực đẹp, trang bị xịn sò.

Lịch cúp điện Cà Mau từ ngày 19 – 22/6/2025: Những khu dân cư nào sẽ nằm trong diện cúp điện cả ngày dài?
Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trướcGĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), hôm nay đến hết tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Cà Mau sẽ mất điện cả ngày.

Giá vàng hôm nay 19/6: Vàng SJC, vàng nhẫn tiếp tục giảm
Giá cả thị trường - 16 giờ trướcGĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC và nhẫn trơn chịu áp lực trong nước, SJC tiếp tục đi ngang, còn nhẫn thêm phiên giảm sâu.

Lịch cúp điện Bà Rịa – Vũng Tàu từ ngày 19 – 22/6/2025: Cúp điện cả chục tiếng/ngày nhiều khách hàng
Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trướcGĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), trong tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ mất điện cả ngày.

Xe ga giá 22 triệu đồng đẹp như SH Mode, thấp hơn Vision, chỉ ngang xe số Wave Alpha
Giá cả thị trườngGĐXH - Xe ga vừa ra ra mắt sở hữu loạt trang bị xịn sò như Honda SH Mode nhưng giá bán hấp dẫn chỉ 22 triệu đồng, rẻ hơn cả Vision.