Mẹ bán của hồi môn cho con tiền luyện thi IELTS, quyết giành vé vào đại học sớm
Dù không khá giả, nhiều phụ huynh vẫn chắt bóp chi tiêu, thậm chí vay mượn, dồn khoản tiền lớn cho con học IELTS để xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ.
Với nhiều gia đình có điều kiện, hơn 30 triệu đồng không phải số tiền quá lớn nhưng với gia đình chị Hoàng Thu Thuỷ (40 tuổi, Thái Bình) lại là cả vấn đề lớn. Dù vậy chị vẫn làm mọi cách để dồn khoản tiền này cho con đăng ký khoá học IELTS ở một trung tâm gần nhà.
Chị Thuỷ cho biết, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều phương thức xét tuyển đại học năm sau, IELTS là con đường rộng mở với con chị nhất.
"Xem điểm thi tốt nghiệp và điểm chuẩn năm nay mà tôi choáng, con tôi chỉ giỏi trong các hoạt động ngoại khoá, để thi được 25-26 điểm đủ vào các trường có tiếng khá là khó" , chị Thuỷ nói. Ngoài một số trường tuyển thẳng thí sinh có điểm IELTS cao, đa số truờng tuyển sinh kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và học bạ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ và điểm thi tốt nghiệp THPT.
Theo chị Thuỷ, nếu con đạt điểm IELTS trong khoảng 6.5 đến 7.0 sẽ có thêm rất nhiều sự lựa chọn. Sau khi chắc chắn với phương thức này, chị Thuỷ bắt đầu tìm kiếm các chỗ học uy tín. "Tôi hỏi thăm nhiều trung tâm, với trình độ trung bình của con tôi, muốn đạt 6.0 IELTS phải bỏ ra số tiền khá lớn, có nơi cam kết điểm số như ý phụ huynh nhưng giá trọn gói lên tới 50 - 60 triệu đồng", số tiền này bằng lương tháng nửa năm của chị Thuỷ.
Sau khi hỏi han nhiều địa chỉ, chị Thuỷ chốt đăng ký cho con vào học vào học tại trung tâm gần nhà, cam kết sẽ dạy đến khi đạt mục tiêu đề ra, nếu đến kỳ hạn xét tuyển con chị Thuỷ chưa nhận được chứng chỉ IELTS, trung tâm sẽ hoàn 1/3 số tiền.
Để có hơn 30 triệu đồng đóng học cho con, chị Thuỷ quyết tâm bán đi 2 chiếc nhẫn vàng hơn 3 chỉ mà mẹ cho lúc đi lấy chồng. Gìn giữ bao năm, trải qua nhiều biến cố, chị Thuỷ chưa từng nghĩ sẽ bán món quà hồi môn nhưng vì tương lai con, chị đành bán. Số tiền còn thiếu chị vay người thân, mỗi người vài trăm nghìn chút.
Chị Thuỷ đăng ký cho con học từ đầu năm lớp 12 đến nay đã được nửa lộ trình theo trung tâm tư vấn. Sau kỳ thi thử, thấy con đạt 4.5 điểm, chị Thuỷ vừa mừng vừa lo. Chị mừng vì con đã nhìn thấy khó khăn của gia đình để cố gắng học nhưng cũng lo vì từ 4.5 lên 6.5 không phải điều dễ dàng.
Không đến mức phải vay tiền cho con đi học như gia đình chị Thuỷ nhưng anh Đỗ Duy Tiên (40 tuổi, Hà Nội) cũng phải chắt chiu từng đồng vì tiền học IELTS của con lên tới 7,5 triệu/ tháng.
Vì con gái hướng nội nên thay vì cho con học ở trung tâm, anh Tiên thuê gia sư đến nhà để kèm 1:1 với mục tiêu đạt 7.0 IELTS trở lên. Người được anh Tiên thuê đều là các bạn trẻ vừa ra trường, có kinh nghiệm thi IELTS và đạt điểm cao.
Mỗi tuần, con gái anh Tiên dành phần nhiều thời gian để học và luyện đề IELTS thay vì học kiến thức chung và ôn thi tốt nghiệp. Anh cũng định hướng cho con sẽ xét tuyển đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ, do đó không cần quá áp lực điểm thi tốt nghiệp.
Dù bằng IELTS chỉ có thời gian sử dụng trong 2 năm nhưng anh Tiên không tiếc tiền vì cho rằng các kiến thức sẽ theo con mãi, cho đến khi lên đại học. Việc học thế này cũng xây dựng nền tảng tốt, sau này con muốn thi lại để dùng vào việc khác như đi xin việc cũng sẽ dễ dàng hơn.
Anh Tiên cho con học tiếng Anh cùng gia sư cả 5 buổi tối trong tuần, cuối tuần cô bé sẽ tự học. Việc học này kéo dài khoảng 2 tháng. Kể từ khi cho con tập trung toàn bộ thời gian, công sức cho IELTS, anh Tiên cũng phải dồn hết sức để lo tiền học phí.
Để có được khoản 4,5 triệu mỗi tháng, anh Tiên cắt bớt khoản chi tiêu không cần thiết, quần áo không mua, đồ trong nhà hỏng thì sửa dùng tạm thay vì mua mới. Anh cũng cắt bớt các mối quan hệ trong xã hội để tránh việc phải đi ăn cưới, đám ma để tiết kiệm tiền.
Ngoài thời gian làm ban ngày, tối về anh chạy thêm xe ôm công nghệ. "Cứ chăm chỉ mỗi tối 5-7 cuốc cũng gọi là có thêm đồng ra đồng vào trang trải cuộc sống" , anh Tiên cho biết, để con có nhiều sự lựa chọn hơn trước cánh cửa đại học, anh sẵn sàng làm mọi thứ. Với gia đình anh Tiên, đây là khoảng thời gian mà cả con cả bố đều cần phải cố gắng.
Cô Vũ Thu Hoài (Giảng viên Trung tâm ngoại ngữ Vietsun) chia sẻ, ngày càng có nhiều học sinh đến đăng ký học IELTS vì mục đích xét tuyển đại học.
"Trước khi nhận bất cứ học viên nào chúng tôi cũng đều hỏi nguyện vọng của các em là gì. Đa số các em nói muốn nộp hồ sơ vào đại học vì giờ hầu như trường nào cũng có chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ" , cô Hoài nói và cho biết một điều đáng buồn là nhiều học sinh muốn đạt điểm cao nhưng chỉ muốn học trong thời gian ngắn theo dạng cấp tốc, thi xong có thể quên kiến thức ngay cũng được. Thậm chí có em còn tìm đến trung tâm hỏi mua chứng chỉ.
Cô Hoài đã chứng kiến nhiều trường hợp đổ xô đi học chỉ vì trào lưu, phụ huynh sẵn sàng chi tiền cho con học từ cơ bản đến bồi dưỡng nâng cao chỉ để sở hữu 1 tấm giấy và nghĩ đó là "vé vàng" để vào đại học mà không thực sự hiểu giá trị của những chứng chỉ ngoại ngữ. Điều này không chỉ khiến học sinh phí thời gian, công sức mà còn khiến phụ huynh vất vả, áp lực để kiếm tiền.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 11 giờ trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 12 giờ trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 1 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 1 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới
Giáo dục - 2 ngày trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo
Giáo dục - 2 ngày trước30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.