Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ bất ngờ khi bác sĩ phát hiện kim băng nằm nguy hiểm trong thực quản bé 10 tháng tuổi

Thứ ba, 10:31 02/04/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Mẹ bé H. tỏ ra bất ngờ khi bác sĩ phát hiện dị vật là chiếc kim băng dài khoảng 3 cm đã bung ra, nằm rất nguy hiểm trong thực quản của con.

Thông tin mới nhất về nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não sau 6 ngày điều trị tại BVĐK Phú ThọThông tin mới nhất về nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não sau 6 ngày điều trị tại BVĐK Phú Thọ

GĐXH - Bệnh nhân hiện vẫn còn tình trạng viêm màng não, viêm phổi, suy thận, cùng với chẩn đoán chấn thương sọ não...

Mới đây, các y bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết đã lấy dị vật là chiếc kim băng có chiều dài khoảng 3cm tại miệng thực quản cho bé trai V.T.H (SN 2023, ở Phú Yên).

Chị K.M. mẹ bé H. tỏ ra bất ngờ khi bác sĩ phát hiện dị vật nguy hiểm nằm trong thực quản của con. Chị cho biết, trước khi nhập viện, bé H có sốt, uống thuốc tại nhà nhưng không khỏi. Mẹ bé đã đưa bé đến cơ sở y tế địa phương thăm khám nhưng không ghi nhận gì lạ. Chỉ khi tình trạng trở nặng, bé H được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 mới phát hiện sự cố.

Mẹ bất ngờ khi bác sĩ phát hiện kim băng nằm nguy hiểm trong thực quản bé 10 tháng tuổi  - Ảnh 2.

Hình ảnh chiếc kim băng qua phim chụp X-quang. Ảnh: PLXH

Bác sĩ chuyên khoa 2 Quách Ngọc Minh - Phó Trưởng khoa Liên chuyên khoa cho biết, sau khi thăm khám phát hiện bé trai có dị vật tại vị trí miệng thực quản. Hình ảnh X-quang cho thấy chiếc kim băng đã bung ra. Mặc dù gặp khó khăn trong quá trình nội soi nhưng các y bác sĩ đã thành công lấy dị vật ra.

Qua đây, bác sĩ Quách Ngọc Minh khuyến cáo: do trẻ thường cho vật thể lạ vào miệng, đặc biệt là các đồ vật kích thước nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần sát sao trong quá trình chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ nhấn mạnh người nhà không nên để trẻ đùa giỡn, quấy khóc trong lúc ăn để tránh trường hợp hóc dị vật, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Làm gì để phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ?

Trẻ nhỏ rất hiếu động, tò mò khám phá và chưa nhận thức được những nguy hiểm rình rập, vì vậy người lớn luôn cần để trẻ trong tầm quan sát của mình. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp phòng ngừa cất đặt đồ đạc nguy cơ thành dị vật đường thở xa tầm tiếp cận của trẻ:

Đồ chơi

- Để bóng bay (đã thổi căng hoặc chưa thổi) ngoài tầm tay của trẻ.

- Để đồ chơi nhỏ (ví dụ như đồ chơi xếp hình Lego, giầy dép của của búp bê Barbie...) xa tầm tay. Nhắc anh chị của bé tuân thủ quy định.

- Không cho bé chơi với những thứ đồ chơi có thể tháo rời. Luyện cho trẻ thói quen không cho vào miệng ngậm mút.

Đồ đạc trong nhà

- Không để cúc áo và các loại pin trong tầm tay của trẻ.

- Khóa những ngăn tủ chứa vật dụng nhỏ mà trẻ có thể với tới.

Phòng ngừa sặc thức ăn

- Luôn cho trẻ ngồi một chỗ khi ăn.

- Không bao giờ ép trẻ ăn, uống khi đang khóc, chạy nhảy hoặc không nên nô đùa khi có thức ăn trong miệng, vì như vậy trẻ có thể bị nghẹn.

- Động viên trẻ ăn từ từ và nhai kỹ. Đảm bảo đúng chế độ ăn uống theo lứa tuổi của trẻ.

- Không cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn, kẹo dẻo chip chip, hạt trân châu...

Bé 13 tuổi ở Quảng Ninh nổi mụn chi chít vì tự uống thuốc long đờm, đây là biến chứng đáng sợ nhiều người không biếtBé 13 tuổi ở Quảng Ninh nổi mụn chi chít vì tự uống thuốc long đờm, đây là biến chứng đáng sợ nhiều người không biết

GĐXH - Sau khi dùng dùng thuốc long đờm 1 ngày, trẻ xuất hiện mảng đỏ da tăng dần, sau đó bề mặt da có nhiều mụn mủ chi chít ở hai bên da đầu ngực, lưng, chân, tay...

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quanThanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

GĐXH - Nam thanh niên đang chơi cầu lông cùng bạn, đột ngột liệt nửa người, ngay lập tức được đưa vào Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 29 phút trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 3 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Top