Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ bầu ăn măng có sảy thai không?

Chủ nhật, 14:19 05/06/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Việc bà bầu ăn măng có sảy thai không thường gây nên một số ý kiến trái chiều. Một số người cho đây là thực phẩm bổ dưỡng nên có thể ăn được, trong khi đó một số khác lại cho rằng măng có thể tác động xấu đến thai nhi do có chứa độc tố. Vậy thực hư vấn đề bà bầu ăn măng như thế nào?

Bà bầu ăn măng có sảy thai không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể được ăn măng trong suốt thai kỳ do đây là thực phẩm có chứa khá nhiều dinh dưỡng, bao gồm cả măng tươi và măng khô.

Mẹ bầu ăn măng có sảy thai không? - Ảnh 1.

Mẹ bầu ăn măng có sảy thai không? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải lưu ý không nên ăn quá nhiều măng trong quá trình mang thai, chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần trong tháng và lượng ăn mỗi lần tối đa khoảng 200g.

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn măng sẽ gây sảy thai hoặc có hại đối với thai nhi. Do mẹ bầu thường lo lắng việc bị nhiễm độc chất nên tránh bổ sung măng trong quá trình mang thai.

Sự thật là trong măng có chứa các hoạt chất glucozit, khi được đưa vào cơ thể, chất này sẽ được dạ dày hấp thụ và chuyển hóa thành một chất có khả năng gây ngộ độc, tên gọi là axit xyanhydric.

Vì thế, một số trường hợp bị ngộ độc do không loại bỏ được chất độc này trước khi nấu nướng gây nên những biểu hiện ngộ độc thực phẩm như tê lưỡi, đau đầu, buồn nôn, co giật, huyết áp tụt, nặng hơn là có thể bị liệt hô hấp.

Mẹ bầu ăn măng có sảy thai không? - Ảnh 2.

Rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc ăn măng của mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Những hoạt chất glucozit có trong măng có thể được giảm đi khi nấu chín, cụ thể, giá trị này sẽ giảm từ 32-38 xuống còn 2,7mg trong 100mg măng tươi, còn nước luộc măng có thể chứa khoảng 10mg glucozit. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng nước luộc măng để nấu ăn.

Ngoài ra, với những mẹ bầu mới mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn măng do giai đoạn này cơ thể mẹ vẫn cần thích nghi với những thay đổi bên trong. Nếu ăn nhiều măng có thể gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chất glucozit còn có thể làm giảm quá trình chuyển hóa sắt, gây thiếu máu trong cơ thể của mẹ bầu.

Không những thế, măng còn có thể gây co thắt tử cung, kích thích chuyển dạ nếu dùng với số lượng lớn.

Lợi ích của măng đối với bà bầu

Măng chứa nhiều khoáng chất và vitamin phong phú. Đặc biệt, măng mới hái còn có thành phần chứa nhiều vitamin A và vitamin E, thiamin, niacin...đều là những hợp chất rất tốt cho thai kỳ. Bà bầu ăn măng với lượng vừa đủ có thể nhận được một số lợi ích dành cho sức khỏe như:

- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: Măng có chứa đặc tính kháng khuẩn và kháng virus nên mẹ bầu ăn măng trong các tháng giao mùa có thể phòng ngừa cúm và cảm lạnh.

- Hỗ trợ và có lợi cho tim mạch: Do chất xơ trong măng giúp giảm hấp thụ cholesterol xấu nên việc bổ sung chất xơ có công dụng làm mềm phân, giảm ách tắc đường ruột. Qua đó, măng giúp điều trị chứng táo bón khi mang thai khá hiệu quả.

Mẹ bầu ăn măng có sảy thai không? - Ảnh 3.

Ăn măng cũng mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

- Hỗ trợ hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng: Măng được đánh giá là một trong những thực phẩm có hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ nên vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa tạo cảm giác no lâu hơn.

- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Trong măng sở hữu khá nhiều chất chống oxy hóa, ngăn hoạt động của các gốc tự do, được cho là nguyên nhân gây ung thư.

Lời khuyên cho mẹ bầu ăn măng

- Để giúp măng hết đắng và không còn độc tố, sau khi mua măng tươi về, mẹ nên bóc vỏ, thái thành từng lát mỏng và sau đó cho vào trong chậu nước ngâm qua đêm. Hôm sau xả măng lại với nước sạch và mang luộc cho đến khi chín kỹ. Lưu ý, không nên đậy nắp nồi khi luộc măng. Luộc xong cần phải mang ngâm trong nước sạch để loại bỏ bớt độc chất.

- Đối với măng khô, mẹ nên ngâm măng với nước muối trong khoảng ít nhất 6 giờ. Trong thời gian ngâm cần phải xả nước nhiều lần rồi luộc lại và xả cho đến khi nước muối mới mang đi chế biến.

Mẹ bầu ăn măng có sảy thai không? - Ảnh 4.

Phụ nữ mang thai nên biết cách chế biến măng trước khi ăn. (Ảnh minh họa)

- Mẹ bầu nên tránh ăn măng chế biến sẵn do không đảm bảo trong quá trình sơ chế.

- Chọn măng tươi ngon, vẫn còn mới, vỏ măng không có đốm và ngửi vẫn thấy mùi thơm nhẹ. Nếu như chọn măng đã sơ chế (bào mỏng, bóc vỏ) nên chọn loại có màu trắng ngà tự nhiên, giòn thơm nhẹ.

- Không nên mua những loại măng có màu sắc bắt mắt (quá trắng hoặc quá vàng) vì có thể được tẩm ướp hóa chất.Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi.

- Không nên ăn đồ ăn lạnh ngay sau khi vừa ăn măng xong để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, nên nhai chậm và có biểu hiện đầy hơi cần phải báo bác sĩ ngay.

- Những mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém, mắc bệnh sỏi mật, sỏi thật không nên dùng măng vì có thể khiến bệnh nặng thêm.

LINH SAN
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Top