Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ không dám cho con bú vì sữa đổi màu

Thứ sáu, 10:03 08/08/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thấy dòng sữa đầu màu trong, không ít sản phụ, người nhà đã nghĩ ngay đến việc chất lượng sữa không đảm bảo nên cho trẻ bú sữa ngoài ngay. Có trường hợp lại cho rằng: Đã sinh mổ, phải cho trẻ bú sữa bổ sung, nếu không trẻ sẽ đói và thiếu chất… Đó là những suy nghĩ sai lầm khiến bé không có cơ hội được hưởng món quà vô giá – sữa mẹ.

Mẹ không dám cho con bú vì sữa đổi màu 1

Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để nâng cao sức đề kháng. Ảnh:T.L

 
Cho con bú sữa mẹ cũng phải “chiến đấu”!

Sinh con lần đầu, chị Hồng Lan (ở Ba Đình, Hà Nội) hết lo lắng này sang lo lắng khác, nỗi lo lớn nhất là chị không đủ sữa, sữa kém chất lượng khiến con bị thiệt thòi. Chị kể: “Hôm đầu sau khi sinh, vắt ra thấy sữa rất trong, tôi chột dạ, bảo chồng: Sữa thế này thì con bú thế nào được? Vậy là chồng đi pha ngay bình sữa ngoài cho con ti. Bây giờ con chẳng chịu ti mẹ nữa! Bà nội, bà ngoại thấy cháu khóc là cuống cuồng đi pha bình sữa”.

Còn chị Mỹ Hạnh (phố Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội) thì lại khác. “Các cụ ở quê đã xem giờ, ngày đẹp để chị sinh mổ, nên cả nhà xác định là sẽ xin sữa ngoài cho bé trong khi chờ mẹ con được gặp nhau”, chị nói. Vậy là khi chị còn đau đớn nằm phòng hồi sức, bà nội đã cầm sẵn bình không đi khắp hành lang xin sữa cho cháu đích tôn “bú chực”. Bà bảo, nếu không xin được sữa mẹ khác, bà sẽ cho cháu uống sữa ngoài, chờ mẹ về sẽ cho con bú sau, không lo!

Nằm viện gần 5 ngày, chị Hạnh ra viện. Quãng đường từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (đường Đê La Thành, Hà Nội) về tới nhà khoảng 4km thôi, nhưng chị đếm được không dưới 5 lần bà ngoại hỏi đi hỏi lại: “Sinh mổ thế này có đủ sữa cho con không? Bà nội bảo sữa mẹ không đủ thì cho cháu bú thêm sữa hộp đi, để bé đói, tội lắm!”.

Khi đã về nhà rồi, nếu bé đang chơi ngoan bỗng nhiên khóc ré lên, các bà lại giục: “Chắc nó đói vì nãy bú không no đây mà! Cho con ti nhanh lên, khản hết cả tiếng bây giờ!”. Tôi sinh con đầu lòng, ít kinh nghiệm, lại sợ các bà chê “trứng khôn hơn vịt”, nên không dám cãi, dù rất muốn cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu! Đến việc cho con bú sữa mẹ thôi mà cũng phải “chiến đấu” đấy chị ạ!”, chị Hạnh tâm sự.

ThS. BS Trần Diệu Linh – Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: “Không tin tưởng vào sản lượng sữa của chính mình là sai lầm lớn mà nhiều sản phụ mắc phải. Thật ra, thể tích dạ dày em bé ngay sau khi ra đời chỉ chứa được khoảng 10ml sữa, chỉ bé bằng nửa quả trứng gà thôi. Vậy nên, nếu mẹ nghĩ rằng mình không đủ sữa cho con mà cho bé bú sữa ngoài sẽ khiến con mất cơ hội được tận hưởng sữa mẹ. Điều này còn khiến sữa mẹ không được kích thích để tiết ra. Ngày qua ngày, em bé sẽ lớn dần, thể tích dạ dày tăng lên. Song song với đó, bé được bú mẹ thường xuyên sẽ càng kích thích sữa tiết ra”.

Ngoài ra, theo ThS. BS Trần Diệu Linh, các bà mẹ không tin vào chất lượng sữa của mình cũng là sai lầm. Khi các mẹ vắt sữa ra, thấy sữa màu trong, liền nghĩ ngay rằng sữa đó là không đủ chất lượng. Sự thật là phần sữa đầu có màu trong, chứa đường, đạm, nước. Đạm trong sữa mẹ rất quan trọng cho sự phát triển cân đối của trẻ đặc biệt là phát triển trí não. Sữa cuối màu đục hơn, có nhiều chất béo, giúp  bồi bổ năng lượng cho trẻ phát triển. Do đó, mẹ phải đảm bảo cho trẻ được bú đủ cả sữa đầu và cuối, để trẻ phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, trẻ không cần bổ sung thêm đồ ăn gì, kể cả nước.
 
Chỉ 19,6% trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ

Chia sẻ tại Lễ phát động Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (từ 1-7/8) do Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức, PGS.TS Lưu Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: Chỉ có 19,6% số trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Trong khi đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi tại Việt Nam chiếm tới gần 30%.

Theo kết quả nghiên cứu thị trường gần đây nhất, lượng sữa bột tiêu thụ của Việt Nam đã tăng tới 39%/năm. Hơn 10 triệu USD là số tiền được các nhà sản xuất, kinh doanh sữa đã chi cho việc quảng cáo sản phẩm và trở thành một trong 5 ngành quảng cáo nhiều nhất ở Việt Nam. Vì lẽ đó, PGS. TS Lưu Thị Hồng cho rằng, không ít bà mẹ, gia đình đã quá tin tưởng vào quảng cáo, tin vào những tính năng vượt trội của sữa công thức mà cho rằng sữa này có thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ ngay khi con lọt lòng. Trong khi đó, sự thật đây chỉ là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn dặm cho trẻ. “Hàng trăm năm trước, bây giờ và cả hàng trăm năm sau, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng vô giá cho con”, PGS. TS Lưu Thị Hồng khẳng định.

“Không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ, việc cho con bú cũng giúp bà mẹ co hồi tử cung tốt, tránh bệnh lý có thể xảy ra nếu không cho con bú ngay sau sinh như: Nhiễm trùng hậu sản, đau do áp xe vú, tắc sữa, băng huyết, tử vong mẹ, đồng thời giúp mẹ chống lại nguy cơ bị ung thư buồng trứng, tử cung, vú. Trẻ được bú sữa mẹ có khả năng chống lại các bệnh đe dọa tính mạng cao gấp 10 lần như: Viêm phổi, tiêu chảy; chống lại các bệnh tự miễn, bệnh ác tính, bệnh chuyển hóa như tiểu đường, béo phì”, PGS. TS Lưu Thị Hồng nói tiếp.

ThS. BS Trần Diệu Linh cho hay: Hiện nay, nhiều gia đình khi xác định sản phụ sinh mổ đã chủ động kết nối với các ngân hàng sữa mẹ, đảm bảo em bé sau sinh được bú sữa mẹ ngay trong giờ đầu bằng cách đổ thìa. Tuy nhiên, cần lưu ý đến nguồn gốc, chất lượng sữa, tình trạng bệnh lý của người cho sữa...
 
Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm tử vong ở bà mẹ và trẻ em. Bộ Y tế xác định việc nâng cao tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và tăng cường chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em là một phần quan trọng để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về sức khỏe bà mẹ - trẻ em Việt Nam vào năm 2015.
 
Thu Nguyên
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Top