Mẹ khuyên con trai 'cưa đôi' tiền chi tiêu với vợ và lời tuyên bố quyết liệt đến từ nàng dâu
Người trẻ tuổi có tính toán và cách sống riêng. Bậc làm cha mẹ chỉ nên nhắc nhở khi họ sai lầm, nhúng tay vào những chuyện riêng của tổ ấm nhỏ thì chỉ khiến mọi chuyện rắc rối.
01
Hằng có mối quan hệ tốt với mẹ chồng. Bà là một người lối sống hiện đại, khá tâm lý. Hằng cũng rất biết cách sống. Bởi vậy, mối quan hệ giữa hai bên vẫn êm đẹp. Tuy nhiên, một sự kiện suýt nữa đã phá hỏng tất cả.
Hằng và Tú - chồng cô, yêu nhau 3 năm và kết hôn được 2 năm. Đôi vợ chồng trẻ có cuộc sống khá ngọt ngào. Bản thân Hằng cũng tốt nghiệp trường đại học danh giá. Sau khi ra trường, cô vào làm ở một doanh nghiệp lớn, lương bổng không hề tệ. Tuy rằng không bằng chồng song với phần đa phụ nữ, thu nhập của Hằng đã là một điều họ ao ước.
Tú có thu nhập rất cao, lương hằng năm hơn tỷ đồng. Lương cao cũng đồng nghĩa với cường độ làm việc rất gắt gao.
Sáng nào cũng vậy, 7 giờ Tú đã dậy, tắm rửa sơ qua, ăn sáng rồi đi làm. Tối phải hơn 8 giờ anh mới có mặt tại nhà. Khi cần làm thêm thì có khi cả 2 ngày vợ chồng chẳng nhìn thấy mặt nhau. Thậm chí dịp Tết về quê ăn Tết, Tú đôi lúc vẫn phải ngồi máy xử lý công việc khi sếp bên nước ngoài gọi đến.
Rõ ràng với cường độ công việc như thế, Tú không hề có thời gian giải quyết việc nhà. Nếu hai người có con, anh không thể dứt ra được giây phút nào chăm sóc bé. Xét từ thu nhập của hai người, Hằng quyết định hi sinh sự nghiệp bởi cô cũng đang có ý định sinh con.
Hằng nghỉ việc tại công ty lớn và gia nhập một công ty nhỏ gần nhà. Cô đi làm từ 9 giờ sáng, chiều 4 giờ đã có thể tan làm. Công việc nhàn hạ nên lương không cao. Thu nhập thấp song Hằng có nhiều thời gian rỗi. Sáng cô có thể làm bữa sáng cho chồng, thong thả làm công việc nhà. Chiều về cô có đủ thời gian đi chợ mua rau, chuẩn bị đồ ăn ngon rồi đợi chồng về ăn.
Bố mẹ Hằng khi biết chuyện cũng khá ngậm ngùi. Họ tiếc nuối sự nghiệp của con gái nhưng cũng thấu hiểu vì hoàn cảnh gia đình như vậy, nếu như ai cũng bận rộn thì tổ ấm sẽ càng ngày càng lạnh lẽo. Mẹ Hằng cũng nhắc nhở con đã hi sinh như vậy thì nên nắm chắc kinh tế gia đình trong tay.
02
Thật ra những chuyện này Hằng không cần lo lắng vì gần như toàn bộ lương của chồng đều chuyển vào thẻ cô. Tú cũng rất ít khi hỏi vợ tiêu xài thế nào. Thi thoảng anh còn chủ động mua quà tặng vì biết vợ từ bỏ cả công việc yêu thích, hi sinh cho gia đình.
Hằng và Tú đã chọn mô hình hôn nhân như thế, vợ chồng quan tâm lẫn nhau với trách nhiệm riêng của mỗi người. Chồng giao quyền lực tài chính để vợ cảm thấy an toàn. Vợ chăm sóc hôn nhân để người đàn ông chuyên tâm cho sự nghiệp. Cuộc sống như vậy vận hành rất nhịp nhàng nhưng khi chuyện đến tai mẹ Tú thì không đơn giản như vậy nữa.
Dịp Tết Nguyên Đán, vợ chồng về quê chơi. Mẹ chồng đã biết chuyện Hằng nghỉ việc lương cao và dành phần lớn thời gian cho gia đình, Tú vẫn là chủ chốt kinh tế với thu nhập đáng mơ ước. Nghĩ rằng Tú thiệt thòi nên mẹ chồng khuyên con trai nên chia đều các khoản chi tiêu. Vợ chồng đều phải đóng góp số tiền như nhau. Tú nghe đều gạt đi và suốt mấy ngày Tết, mẹ chồng nhắc đi nhắc lại chuyện đó khiến không khí gia đình không vui.
Sau này, chính tai nghe mẹ chồng lần nữa nói đến chuyện vợ chồng chia đều tất cả mọi thứ, Hằng mới nói thẳng: "Chia đều cũng được, con đồng ý. Bây giờ việc nhà cũng được chia đều, từ chuyện nấu nướng giặt giũ hay lau dọn, đổ rác hai vợ chồng đều phải làm cùng nhau. Đã công bằng thì phải công bằng triệt để.
Nếu chia đều các khoản chi thì con cũng quay về công việc cũ, cũng bận rộn như vậy thì có khi trước mắt 5 năm cũng không dám sinh con. Vì chỉ cần nghỉ sinh là không có tiền để chia đều hóa đơn nên con vẫn tiếp tục đi làm, chuyện sinh cháu gác lại đi ạ".
Mẹ chồng nghe mà không thốt nên lời. Bà từng lên chơi 1 tuần nên làm sao không biết sáng con trai 7 giờ đã ra cửa, tối 8 giờ mới về nhà. Tất cả việc nhà do con dâu đảm nhận bởi con trai bà thật sự không có thời gian. Lúc này Tú cũng lên tiếng nói luôn: "Cả hai vợ chồng con cùng chung tay xây dựng hạnh phúc. Chồng kiếm tiền bên ngoài, vợ lo toan chuyện bên trong, cuộc sống như vậy vận hành rất tốt và rất hạnh phúc. Mẹ không cần phải can thiệp nữa đâu".
Cũng vì vậy mà chủ đề này bị bỏ lại, mẹ chồng không nhắc tới nữa.
03
Nhà văn Mark Levy từng viết: "Bạn không thể can thiệp vào cuộc sống của người khác ngay cả khi điều ấy là tốt cho họ bởi đó là cuộc sống của người ta".
Vợ chồng trẻ đã bàn bạc kỹ càng, nếu cha mẹ quyết nhúng tay vào, luôn cảm thấy con cái thiệt thòi thì chỉ càng đẩy cuộc sống của con vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Người trẻ tuổi có tính toán và cách sống riêng, làm người lớn tuổi chỉ nên nhắc nhở khi họ sai lầm, nhúng tay vào những chuyện riêng của tổ ấm nhỏ thì chỉ khiến mọi chuyện rắc rối.
Từ xưa đến nay, phân chia lao động như thế nào, phân chia vai trò ra sao trong nhà là điều quan trọng. Một cặp vợ chồng thấy thoải mái, thỏa mãn với nhau, không có phàn nàn gì về chuyện phân chia thì người ngoài lại càng không nên can thiệp.
Đôi khi, rắc rối hôn nhân lại đến từ những sự tham gia đầy sai lầm của phụ huynh trong nhà nếu sự can thiệp đó quá sâu.
Với nhiều cặp đôi mới cưới, chuyện tiền nong chung giải quyết thế nào, vấn đề phân chia lao động ra sao là điều đôi khi họ đau đầu bàn bạc. Cũng có nhiều cuộc cãi vã thậm chí lên án tố nhau thiếu trách nhiệm hôn nhân chỉ vì không hoàn thành việc vặt trong nhà.
Một cuộc hôn nhân chồng làm 100% việc nhà cũng có mà chồng chẳng cần nhúng tay nhiều cũng không hiếm. Cái chính là người trong cuộc cảm thấy thoải mái, công bằng là đủ. Bởi vậy, người ngoài không thể dùng ánh nhìn chủ quan để đánh giá sự phân chia vai trò của vợ chồng khác có công bằng hay không. Đương nhiên, những lời khuyên hay sự can thiệp cũng khó mà chính xác.
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đình - 22 phút trướcNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 13 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 17 giờ trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 23 giờ trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 1 ngày trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 1 ngày trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.