Hà Nội
23°C / 22-25°C

Miền Bắc: Dịch sốt xuất huyết bùng phát

Thứ tư, 13:28 26/08/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia mấy tháng trở lại đây trở nên quá tải bởi dịch sốt xuất huyết và dịch cúm A/H1N1.

 
Các hành lang từ tầng 1 đến tầng 5 đều chật lối đi bởi bệnh nhân và người nhà đến chăm sóc. Những chuyến thang máy quá tải trở nên chậm chạp với những khuôn mặt mệt mỏi lên xuống...

Nằm hành lang điều trị bệnh

Ở một giường bệnh tầng 5, anh Lê Đình Vương (50 tuổi) ở thôn Phan Bội, xã Dị Sử, huyện Mỹ Văn, Hưng Yên bị sốt xuất huyết đã 10 ngày nay vẫn chưa khỏi. Chị Lê Thị Quế (vợ anh Vương) vừa lấy cơm cho chồng ăn vừa kể:  “Ban đầu chồng tôi chỉ thấy nhức đầu, sau đó lên cơn sốt. Đưa ra trung tâm y tế địa phương thì họ không chẩn đoán được bệnh gì, 5 ngày điều trị ở đây vẫn lên cơn sốt không khỏi. Đến ngày thứ 6 bệnh nặng thêm nên tôi đưa chồng lên đây, trong tình trạng nhiệt độ chỉ còn 31,2 độ C, phải truyền máu. Bác sĩ khám xét nghiệm mới biết là sốt xuất huyết. Hiện anh ấy đã khỏi sốt, chắc vài ngày nữa mới có thể ra viện”.

Chị Quế còn cho biết, ở xã của chị hiện nay đang có rất nhiều người bị sốt xuất huyết. Riêng phòng chồng chị nằm cũng có một người hàng xóm sát vách cũng trong tình trạng như anh Vương. Đó là bệnh nhân Lê Thị Thôn, 19 tuổi. Chị Thôn cũng nằm ở trung tâm y tế của xã 2 ngày rồi được chuyển lên tuyến trên. Vài tuần trở lại đây cả thôn Phan Bội đã có 30 người nằm ở bệnh viện huyện. Theo người nhà của bệnh nhân Lê Thị Thôn, thôn Phan Bội nằm gần bãi rác của một gia đình làm nghề thu gom phế liệu, rất nhiều muỗi. Gia đình đó cũng có mấy người bị sốt xuất huyết.

Nằm ở chiếc giường gấp kê ở hành làng là bệnh nhân Nguyễn Quốc Thành, 21 tuổi quê ở Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội, làm nghề photocopy ở khu Phùng Khoang, Thanh Xuân, Hà Nội. Hơn 1 tuần trước bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, sốt trên 38 độ C, đã vào Viện Y học Cổ truyền khám chữa nhưng không khỏi. Sau đó, anh Thành bị chảy máu cam nên được người nhà đưa vào Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia. Sau 1 ngày điều trị Thành đã đỡ hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn mệt mỏi, da tím tái. Được biết, dãy nhà Thành ở trọ cũng có nhiều người bị sốt xuất huyết.
 
Bác sĩ đang đo huyết áp cho bệnh nhân ở Khoa Nội 2, Bệnh viện Xanh Pôn.
(Ảnh: Hoài Nam)

Tăng đột biến

Do quá tải nên Nguyễn Trọng Tấn, 21 tuổi phải nằm chuyền dịch hành lang. Bên cạnh chiếc giường gấp Tấn nằm là một chậu nước với 3 cái khăn ướt được mẹ Tấn thi thoảng giặt đắp lên trán cho con trai. Mẹ bệnh nhân cho biết: “Ở ngõ nhỏ phố Gầm Cầu, Đồng Xuân, Hà Nội nơi mẹ con tôi sinh sống đã có tới 20 người bị sốt xuất huyết. Con trai tôi sốt đã 5 ngày, cứ nghĩ uống thuốc, chuyền nước là đỡ, ai dè để ở nhà bệnh càng nặng thêm, ngày nào cũng sốt tới 39,5 độ C nên phải cho vào bệnh viện này...”.

Cũng như tầng 2, 3, 4, 5 của Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, Khoa Nội 2 của Bệnh viện Xanh Pôn chen chúc nhau. Hai bệnh nhân chung 1 giường, nhiều bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang. Tại phòng số 2 bệnh nhân Lê Thị Ninh 19 tuổi vẫn nằm mê mệt. Được biết Ninh làm việc tại Công ty phát triển đô thị bị sốt 1 tuần nay. Đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi, được kê đơn thuốc về điều trị trong 7 ngày nhưng đến ngày thứ 5 thì xuất huyết chân răng và đi tiểu ra máu. Bệnh nhân Lê Thị Ninh được mẹ đưa vào Bệnh viện Xanh Pôn trong tình trạng biến chứng chuyển sang bệnh gan. Mẹ bệnh nhân cho biết, trong công ty làm việc của con bà cũng đã có thêm người bị sốt xuất huyết.

Theo thống kê của Bệnh viện Xanh Pôn: Từ 11/6 đến 24/8 có 441 ca điều trị nội trú. Trong đó 219 trẻ em và 212 người lớn. Trong khi đó, năm 2008 cả mùa cũng chỉ có hơn 100 bệnh nhân. Theo thống kê từ 1/1 đến 25/8 tổng số bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám ở Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia là 3.198, số bệnh nhân nhập viện điều trị là 1.079. TP Hà Nội có số bệnh nhân nhập viện cao nhất 992 trường hợp, chiếm 90,4%. Tập trung ở quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa...
 
Hoài Nam
 

Triển khai cấp bách biện pháp phòng chống

Ngày 25/8, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh đã có văn bản gửi Trung tâm Y tế dự phòng, các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở yêu cầu triển khai ngay những biện pháp cấp bách phòng chống dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Theo ông Hạnh, tính đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 2.479 ca mắc sốt xuất huyết. Các quận, huyện có số mắc cao vẫn là những điểm dịch cũ như Đống Đa, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Oai, Cầu Giấy. Thời điểm tháng 8 này đang được coi là đỉnh dịch sốt xuất huyết và nguy cơ lớn bùng phát trên diện rộng.
 
Vì thế, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng các quận huyện giám sát chặt chẽ ca bệnh tại cộng đồng, đặc biệt giám sát véc tơ truyền bệnh ở những ổ dịch cũ; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, cần khám sàng lọc phát hiện đúng và sớm bệnh nhằm hạn chế tối đa tử vong. Với người dân, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục khuyến cáo hàng ngày phải làm vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, diệt bọ gậy, loăng quăng và khi ngủ phải nằm màn.

V.Khánh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 2 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 7 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

Top