Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND quận, huyện, TP

GiadinhNet - DS-KHHGĐ là công tác đặc thù, mang tính xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả càng cao.

"DS-KHHGĐ là công tác đặc thù, mang tính xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả càng cao. Mô hình đưa Trung tâm DS -KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố sẽ góp phần giải quyết được vấn đề này". Nhiều lãnh đạo ngành y tế, dân số của Hà Nội, Gia Lai, Bình Phước, Quảng Trị... đã có chung nhận định như vậy.

Ý nghĩa thực tiễn

Nhấn mạnh về tính ưu việt của công tác này dưới sự tăng cường chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ông Tạ Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội nhận định: "Đây là một mô hình rất hiệu quả, đem lại nhiều thành công trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ".

Hà Nội, Gia Lai, Quảng Trị là những địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình này. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế, nguyên Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội chia sẻ: Vào thời điểm năm 2008, nhiều cán bộ làm công tác dân số tuyến huyện đã chuyển sang công tác khác, lực lượng giảm đi, tài chính khó khăn... Trước khó khăn bề bộn của ngành, lãnh đạo Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ đã xác định: Công tác dân số mang tính xã hội hóa rất cao, phải gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại cộng đồng. Ngành dân số phải bám sát chính quyền, đoàn thể để tận dụng nguồn nhân lực đã gắn bó nhiều năm trong công tác DS-KHHGĐ.

Đồng tình với quan điểm này, bà Đinh H' Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai nói thêm: "Mô hình đã phát huy sự phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của công tác".
 

Công tác dân số thành công cần phải có sự vào cuộc sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương. Ảnh: Dương Ngọc

Theo bà Nghĩa, bài học kinh nghiệm lớn nhất để công tác dân số thành công chính là có sự lãnh đạo của cấp ủy, sự vào cuộc sát sao của chính quyền địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng của các ban, ngành, đoàn thể. "Gia Lai đã nhanh chóng tham mưu, xin ý kiến lãnh đạo và đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND 17 thành phố, thị xã, huyện", bà Nghĩa cho hay.

Tăng cường lãnh đạo, tăng đầu tư nguồn lực
 

Để công tác DS-KHHGĐ đạt kết quả tốt, hơn bao giờ hết rất cần sự tham gia, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương mà mô hình đưa Trung tâm DS - KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố sẽ góp phần quyết định.

Ông Bạch Sỹ Long, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước khẳng định: Bình Phước áp dụng mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND quận, huyện từ cuối năm 2009. Mô hình thể hiện sự tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thu hút đầu tư nguồn lực đối với công tác dân số. Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị bổ sung: Các thành phố, huyện đã đầu tư bố trí thêm ngân sách cho công tác dân số ngoài nguồn kinh phí TƯ cấp.
 
Ông Hồ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính - thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị cho biết cụ thể: Ngoài việc hỗ trợ 2 tỷ đồng/năm trích trả lương cho cán bộ chuyên trách dân số xã hàng năm, nguồn ngân sách địa phương dành cho công tác dân số khoảng 14 tỷ đồng trong 5 năm. Số tiền này nhằm nâng cao chất lượng công việc, như bù giá chênh lệch giữa định mức do TƯ quy định và thực tế của địa phương về dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
 
Cụ thể: Mỗi trường hợp đình sản hỗ trợ thêm 400.000đồng và điều trị phụ khoa là 15.000 đồng. Như vậy, tính trung bình, mỗi người dân Quảng Trị được hỗ trợ 5.000 đồng/năm từ ngân sách tuyến tỉnh cho công tác dân số. Ngoài chế độ được hưởng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, tại Quảng Trị, cộng tác viên dân số thôn bản, khu phố được ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 50.000 đồng/người/tháng và hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bà Đinh H' Nghĩa cho hay: Tại Gia Lai, các đợt Chiến dịch, mỗi huyện thường hỗ trợ ngân sách từ 7-10 triệu đồng. Tại huyện Chư B'rông, ngân sách huyện hỗ trợ mỗi CTV được hưởng thêm 50.000 đồng; huyện Đức Cơ hỗ trợ hơn 40 triệu đồng trong công tác đổi sổ năm 2011. Trung bình hàng năm, ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác DS-KHHGĐ gần 1 tỷ đồng. Việc triển khai mô hình đã giúp các hoạt động cao điểm như: Ngày Dân số thế giới 11/7, Ngày Dân số Việt Nam 26/12, Chiến dịch... hiệu quả hơn. UBND quận, huyện đứng ra lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo nên đạt nhiều kết quả tốt.

Riêng tại Hà Nội, theo ông Tạ Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ, mô hình cũng giải quyết được bài toán của cán bộ chuyên trách (CBCT) tuyến xã. Để đảm bảo nền tảng cho cán bộ hoạt động hiệu quả, ổn định, Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu cho thành phố đưa vào Nghị quyết của HĐND là: Cán bộ chuyên trách dân số trở thành viên chức làm việc tại xã và do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện quản lý. Bên cạnh đó, tại Hà Nội, khi Trung tâm DS-KHHGĐ được đưa về UBND quận, huyện, nhiều Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ là quận ủy viên, huyện ủy viên tham gia cấp ủy của địa phương sẽ có điều kiện tham mưu, chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp cho ngành.

"Cú hích" cho công tác dân số
 
Từ hiệu quả của công tác dân số Hà Nội, Gia Lai, Bình Phước, Quảng Trị, vừa qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình đã học tập kinh nghiệm và đề xuất với HĐND, UBND tỉnh Thái Bình đưa mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND thành phố, huyện. Mô hình này đã được phê duyệt trong Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác DS/SKSS giai đoạn 2011 - 2020. Từ ngày 1/11, mô hình chính thức được áp dụng.

Bà Nguyễn Thị Huê, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình vui mừng chia sẻ: Bài học thành công đầu tiên trong công tác DS-KHHGĐ là phải có sự lãnh đạo rốt ráo của cấp uỷ, chính quyền với các chỉ thị, nghị quyết, có cơ chế, quản lý điều hành tốt. Dân số không chỉ là công việc chuyên môn đơn thuần mà nó là một hoạt động xã hội gắn liền với các cấp, các ngành. "Đây là hoạt động xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả, tính tự giác người dân thực hiện chính sách này càng cao. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền Thái Bình cũng nhận thức cao công tác DS-KHHGĐ là một bài toán giúp giải quyết được nhiều vấn đề khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, các cấp ủy, chính quyền của các huyện đều muốn quản lý và đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND", bà Huê nhấn mạnh.

Cũng theo bà Huê, Thái Bình đang đối mặt với những thách thức như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (113 bé trai/100 bé gái). Tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 tuy có giảm nhưng không vững chắc. Cơ chế, chế tài tại một số địa phương còn lỏng lẻo, tâm lý một bộ phận người dân muốn có con trai để nối dõi tông đường, thừa kế còn nặng nề. Bên cạnh đó, Thái Bình có vùng ven biển, đồng bào Thiên Chúa giáo đông, họ muốn có nhiều con, thêm sức lao động... "Chính vì thế, để công tác DS-KHHGĐ đạt kết quả tốt, hơn bao giờ hết rất cần sự tham gia, quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và mô hình Trung tâm DS - KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố sẽ góp phần quyết định", bà Huê kỳ vọng.

Trên cơ sở các mục tiêu, giải pháp cụ thể đã được đề cập trong Nghị quyết, bà Huê cho hay, Chi cục DS-KHHGĐ sẽ sớm tham mưu với HĐND, UBND trong việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý, thực hiện việc tuyển dụng 286 viên chức chuyên trách làm nhiệm vụ DS-KHHGĐ ở cấp xã, phường, thị trấn do Trung tâm DS-KHHGĐ huyện quản lý theo tinh thần của Nghị quyết.

"Đây sẽ là "cú hích" mạnh mẽ trong công tác DS-KHHGĐ tỉnh nhà trong thời gian tới".

Bà Nguyễn Thị Huê
(Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình

"Đưa Trung tâm DS -KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện, thành phố, các địa phương đã chủ động đầu tư bố trí thêm ngân sách cho công tác dân số ngoài nguồn kinh phí TƯ cấp".

Bà Nguyễn Thị Thanh
(Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị)

"Trung tâm DS-KHHGĐ được đưa về UBND quận, huyện rất thuận. Công tác dân số được tham mưu trực tiếp, đầu tư trực tiếp và được hỗ trợ trực tiếp".

Bà Đinh H' Nghĩa
(Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai)

Võ Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP Vinh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Dân số

TP Vinh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Dân số

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

GĐXH - Đây là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội và của mỗi gia đình về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác Dân số đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Cụ bà 70 tuổi ở Uganda sinh đôi

Cụ bà 70 tuổi ở Uganda sinh đôi

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Bà Safina Namukwaya và cặp song sinh thụ tinh nhờ ống nghiệm (IVF) khỏe mạnh sau ca sinh mổ hôm 29/11.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn?

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi? Hầu hết mọi bà bầu đều quen thuộc với câu nói 'ăn cho hai người' và tăng càng nhiều cân càng tốt nhưng sự thực có đúng như vậy không?

Tại sao người trẻ kết hôn muộn, ngại kết hôn?

Tại sao người trẻ kết hôn muộn, ngại kết hôn?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Việc giới trẻ kết hôn muộn, ngại kết hôn đang trở thành một vấn đề đáng lo, nên tuyên truyền, vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Ý nghĩa hội thi "Là con gái để tỏa sáng"

Ý nghĩa hội thi "Là con gái để tỏa sáng"

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm và hành vi của mọi người về vấn đề giới tính, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; động viên, khuyến khích trẻ em gái tự tin, vươn lên thực hiện quyền bình đẳng.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu hơn 2000 trẻ em mỗi năm

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu hơn 2000 trẻ em mỗi năm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển.

Dị tật bẩm sinh sứt môi - hở hàm ếch xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Dị tật bẩm sinh sứt môi - hở hàm ếch xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dị tật khe hở môi - vòm miệng (hay còn gọi là sứt môi - hở hàm ếch) là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ và làm rối loạn trầm trọng các chức năng cơ bản cũng như tâm lý của trẻ và gia đình. Vậy cách can thiệp điều trị như thế nào?

Bổ ích buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Bổ ích buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Buổi truyền thông đã cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức bổ ích về tuổi dậy thì, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi tâm sinh lý, cách để tránh bị lạm dụng tình dục, tránh việc mang thai ngoài ý muốn...

Nguyên nhân di truyền nào là phổ biến nhất của ung thư vú?

Nguyên nhân di truyền nào là phổ biến nhất của ung thư vú?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư vú có thể di truyền trong gia đình. Đây được gọi là ung thư vú di truyền. Vậy đột biến gene nào là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư vú di truyền?

Thiếu nữ 18 bụng như mang thai 7 tháng, đi khám mới biết khối u 'khổng lồ'

Thiếu nữ 18 bụng như mang thai 7 tháng, đi khám mới biết khối u 'khổng lồ'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bụng dưới của thiếu nữ bất ngờ to lên nhanh trong vòng 6 tháng nay. Nhưng cả người bệnh và người nhà đều lầm tưởng là đang mang thai, đi khám thì kết quả không ngờ...

Top