Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua

Thứ bảy, 07:38 05/07/2025 | Xu hướng

Sau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Năm 2023, rời bỏ công việc kỹ thuật ổn định tại một công ty lớn, anh Nguyễn Văn Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư vào một quán cà phê tại khu đô thị mới phía Tây Hà Nội. Với tầm nhìn "đi trước đón đầu", anh kỳ vọng chiếm lĩnh thị phần tại một khu vực còn thưa vắng dịch vụ.

Tổng vốn đầu tư ban đầu của anh Hùng lên tới 1,2 tỷ đồng. Trong đó, hơn 500 triệu đồng là khoản vay ngân hàng, phần còn lại là vốn tích lũy cá nhân và hỗ trợ từ gia đình. Số tiền này dùng để thiết kế không gian hiện đại, mua sắm máy móc pha chế và lên thực đơn đồ uống chất lượng. Quán có thiết kế trẻ trung, nhắm đến nhóm khách văn phòng và cư dân quanh khu đô thị.

Ban đầu, quán thu hút được lượng khách nhất định nhờ sự mới mẻ. Tuy nhiên, mật độ dân cư khu vực không tăng như kỳ vọng, dẫn đến lượng khách giảm sút rõ rệt chỉ sau vài tháng. Thiếu kinh nghiệm quản lý, cộng với nhân sự biến động liên tục khiến chất lượng dịch vụ giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng.

Những tháng đầu tiên, khi lượng khách còn ổn định, doanh thu của quán đạt khoảng 90-100 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, các khoản chi phí cố định lại rất lớn. Tiền thuê mặt bằng là 35 triệu đồng/tháng, chưa kể chi phí lương nhân sự, điện nước, nguyên vật liệu và các khoản phát sinh khác. Do đó, ngay cả trong những tháng doanh thu tốt, quán cũng chỉ hòa vốn hoặc lãi rất mỏng

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua - Ảnh 1.

Mở quán cà phê không dễ như nhiều người nghĩ. Ảnh minh họa: Linh Trang

Lượng khách sụt giảm mạnh chỉ sau vài tháng, mọi nỗ lực cải thiện menu, truyền thông hay khuyến mãi... chỉ như "bắt cá trên cạn". Doanh thu trung bình chỉ còn khoảng 50-60 triệu đồng/tháng, quán cà phê nhanh chóng rơi vào vòng xoáy doanh thu không đủ bù chi phí cố định.

Trong sáu tháng cuối cùng trước khi đóng cửa, anh Hùng cố gắng xoay xở để duy trì, thậm chí bù lỗ bằng tiền cá nhân để chi trả các khoản cấp bách. Việc gánh một khoản lỗ lớn và phải "gồng" để hoàn vốn gây áp lực tâm lý rất lớn cho chủ quán.

Tính cả các khoản lỗ phát sinh trong quá trình vận hành, tổng thiệt hại của anh Hùng sau 2 năm lên tới gần 1,5 tỷ đồng.

Anh Hùng chia sẻ, sau đại dịch, anh đã kỳ vọng nhu cầu tụ tập tại các quán cà phê sẽ phục hồi mạnh mẽ. Thế nhưng, tâm lý thắt chặt chi tiêu của người dân ảnh hưởng lớn tới doanh thu của quán.

“Rất nhiều người ảo tưởng rằng mở quán cà phê là nhẹ nhàng, có thời gian rảnh, nhưng thực tế là ngược lại hoàn toàn. Lúc nào cũng phải bù đầu suy nghĩ làm sao để có doanh thu, thậm chí phải bưng bê, dọn dẹp hơn cả nhân viên”, anh Hùng nói.

Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng thấy rằng yếu tố then chốt nằm ở khâu chọn vị trí. Việc đặt quán vào một khu vực mới, ít người khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Trong khi quán thường xuyên lỗ, việc hoàn vốn đầu tư ban đầu trở thành một thách thức lớn và cần nhiều thời gian. Bên cạnh đó, điều hành quán đòi hỏi kỹ năng quản lý, marketing, kiểm soát tài chính, nhân sự - không khác gì điều hành một doanh nghiệp.

Sau tất cả, anh Hùng thẳng thắn nhìn lại: “Nếu khi đó tôi tiếp tục làm kỹ thuật, mỗi tháng kiếm 15-18 triệu, tiết kiệm 2 năm thì cũng dư vài trăm triệu, không mang nợ, không áp lực”.

Tưởng dễ mà dễ 'trắng tay'

Bà Nguyễn Thị Huế (từng làm chủ một quán cà phê) cho hay, mở quán cà phê là lựa chọn phổ biến nhất của người trẻ khi khởi nghiệp. Đây là hình thức kinh doanh gần gũi, dễ thấy, tưởng như đơn giản và dễ sinh lời.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy khởi nghiệp trong lĩnh vực này ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Theo bà Huế, thực tế mở 10 quán thì có đến 7-8 quán phải đóng cửa vì vắng khách hoặc không cân đối được tài chính.

Nguyên nhân do chi phí vận hành lớn, trong khi lợi nhuận không cao như nhiều người tưởng. Doanh thu có thể tăng, nhưng chi phí cũng tăng theo từ tiền mặt bằng, lương nhân viên, điện nước, nguyên vật liệu cho đến các chi phí hao mòn dần theo thời gian như bàn ghế, ly tách, đèn trang trí... Tất cả đã âm thầm "ăn mòn" lợi nhuận mỗi ngày.

Không ít người nghĩ rằng chỉ cần thu nhiều hơn chi là có lãi, nhưng trong kinh doanh cà phê, điều đó chưa đủ. Nếu không có kế hoạch tài chính bài bản và kiểm soát dòng tiền chặt chẽ, rất dễ rơi vào tình trạng kinh doanh càng lâu càng lỗ nặng.

Bà Huế đưa ra lời khuyên, nếu không có nguồn vốn mạnh và không thật sự hiểu về vận hành quán, hãy cân nhắc kỹ trước khi mở. Có thể bắt đầu bằng mô hình nhỏ, linh hoạt hoặc thử kinh doanh online trước. Nếu không chuẩn bị kỹ, cái giá phải trả không chỉ là tiền bạc mà còn là thời gian và áp lực tinh thần rất lớn.

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường

Xu hướng - 21 giờ trước

GĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm

Xu hướng - 1 ngày trước

Xuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ

TP HCM: Đua nhau rao bán căn hộ dịch vụ

Xu hướng - 2 ngày trước

Đầu tư căn hộ dịch vụ nở rộ trong 1-2 năm gần đây nhưng diễn biến thị trường đang có sự thay đổi lớn

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Xu hướng - 4 ngày trước

Sau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Xu hướng - 5 ngày trước

Từng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Xu hướng - 1 tuần trước

Thuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Xu hướng - 1 tuần trước

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Xu hướng - 2 tuần trước

Học xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Top