Môi có các nốt thâm đen: Dấu hiệu cần theo dõi ung thư
Vừa qua, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM đã tiếp nhận hai trường hợp mắc hội chứng Peutz Jeghers (Peutz Jeghers Syndrome –PJS), một hội chứng hiếm gặp.
Những nốt tăng sắc tố quanh miệng cần kiểm tra sàng lọc ung thư
Bệnh nhân thứ nhất là nam, 40 tuổi, ở Bình Định, vào viện vì đau bụng đột ngột từng cơn kèm trướng bụng, buồn nôn, nôn.
CT Scan bụng có hình ảnh lồng một đoạn hồi tràng. Về tiền sử, người bệnh đã từng có những cơn đau bụng tương tự. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng và nội soi đại trực tràng phát hiện nhiều polyp đường tiêu hóa.
Sau đó, người bệnh được phẫu thuật với chẩn đoán trước mổ là lồng ruột non nghi do đa polyp. Trong quá trình mổ, phẫu thuật viên đánh giá đoạn ruột lồng bị hoại tử không còn khả năng phục hồi nên tiến hành cắt đoạn ruột lồng chứa các polyp.
Người bệnh thứ hai là nam, 20 tuổi, vào cấp cứu Bệnh viện Nhân Dân 115 với bệnh cảnh tương tự như người bệnh trên, với các triệu chứng đau bụng, nôn, các xét nghiệm khác chưa phát hiện bất thường, ngoài hình ảnh lồng vài đoạn hồi tràng trên chụp CT Scan bụng và tiền căn phát hiện đa polyp đường tiêu hóa.
Người bệnh được tiến hành phẫu thuật, sau khi tháo lồng, các bác sĩ đánh giá đoạn ruột tổn thương phục hồi tốt, quyết định xẻ dọc nhiều vị trí đoạn ruột non, cắt các polyp, bảo tồn đoạn ruột.
Mẫu bệnh phẩm sau mổ của cả hai người bệnh được gửi về khoa Giải phẫu bệnh.
Quan sát dưới kính hiển vi, bác sĩ Giải phẫu bệnh xác định các polyp này bản chất là polyp Peutz Jeghers.
TS.BS Nguyễn Vũ Thiện - Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM cho biết cả hai trường hợp đều có nhiều hơn 3 polyp là polyp Peutz Jeghers, không thấy các nốt sắc tố da niêm đặc trưng, tiền căn gia đình không ghi nhận ai mắc hội chứng này.
Theo tiêu chuẩn của WHO, người bệnh được chẩn đoán mắc hội chứng Peutz Jeghers . Hội chứng này cần được theo dõi, tầm soát định kì để được điều trị kịp thời.
Hội chứng Peutz Jeghers ít gặp, tần suất 1/200.000, đặc trưng bởi các nốt tăng sắc tố da, niêm và polyp lan tỏa đường tiêu hóa.
Dấu hiệu cần theo dõi đó là ở da có các nốt sắc tố nhỏ 1-5mm, màu nâu thâm đen, vị trí phổ biến là môi, vùng xung quanh và bên trong miệng (94%), má, quanh hậu môn, ngón tay, ngón chân, lưng, vùng cạnh bên của gan bàn tay bàn chân.
Các nốt sắc tố này thường gặp và có thể là dấu hiệu đầu tiên, bắt đầu rõ từ khoảng 5 tuổi, mờ dần sau tuổi dậy thì nhưng có xu hướng tồn tại ở vùng da má.
Nội soi ở đường tiêu hóa có nhiều polyp. Polyp Peutz Jeghers được coi là mô thừa u bướu hơn là một u thật, thường số lượng nhiều, vị trí phổ biến nhất là ruột non, ở dạ dày, đại tràng.
Polyp có thể gây các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, đau bụng hoặc lồng ruột và có nguy cơ tiến triển thành ung thư biểu mô tuyến đường tiêu hóa. Polyp này cũng có thể gặp ở bàng quang, túi mật, mũi hầu. Nếu không xử lý các polyp có thể dẫn tới ung thư.
Do đó, các polyp xuất hiện cần được cắt bỏ và được kiểm tra kĩ lưỡng trên vi thể để xác định bản chất là lành tính hay ác tính. Điều đáng quan tâm là những người mắc hội chứng Peutz Jeghers thì tăng nguy cơ mắc một số u, đặc biệt là ung thư hơn so với dân số chung.
Các ung thư thường liên quan đến hội chứng này gồm ung thư đường tiêu hóa như carcinoma tuyến dạ dày, ruột non, đại tràng, tụy và ung thư ngoài đường tiêu hóa thường liên quan đến hệ sinh dục: tinh hoàn, vú, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng gồm: nhiều cơn đau bụng lặp lại, xuất huyết tiêu hóa không giải thích được ở người bệnh trẻ, chu kì hành kinh không đều ở nữ (tình trạng tăng tiết estrogen do u hệ sinh dục), ở nam (do u tế bào Sertoli của tinh hoàn sản xuất estrogen), dậy thì sớm…
Do đó, các người bệnh này và người thân trong gia đình cần được chẩn đoán và có một chương trình tầm soát cụ thể để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan và được điều trị kịp thời.
Theo Infonet
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 6 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 7 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 7 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 7 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 20 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 1 ngày trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.