Mỗi năm 7 triệu người Việt bị tiêu chảy do vệ sinh kém
GiadinhNet- Ngày 30/11, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Y tế, chương trình Nước và vệ sinh Ngân hàng thế giới tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày nhà tiêu thế giới tại THCS Kim Bình (Kim Bôi – Hòa Bình).
Ngày nhà tiêu thế giới năm nay có thông điệp "Chung tay vì làng quê sạch đẹp". Mục đích nhằm kêu gọi sự quan tâm, ưu tiên của các cấp ủy, chính quyền cho vấn đề vệ sinh nông thôn; đẩy mạnh hợp tác, phối hợp để nâng cao nhận thức của người dân, kêu gọi hành động xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Cam kết cùng nhau chung tay vì sức khỏe cộng đồng.
Phát biểu tại buổi mít tinh, PGS. TS Nguyễn Huy Nga – Cục Trưởng Cục Quản lý Môi trường Bộ Y tế cho biết: Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn luôn được chính phủ Việt Nam quan tâm và dành ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng được xác định là Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng Quốc tế.
Thủ tướng chính phủ đã ban hành ba Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 1998- 2015 với các mục tiêu: Đến năm 2015, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (trong đó 45% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02 của Bộ Y tế); 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% các trường học, trạm y tế xã có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Ông Nguyễn Huy Nga cho biết, trong những năm gần đây Việt Nam đã có cải thiện đáng kể trong tỷ lệ bao phủ vệ sinh. Tính đến hết tháng 6/2014 trung bình tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nông thôn đạt 61 %, và tỷ lệ người dân tiếp cận nước sạch đạt 82%. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh HGĐ vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền: 22 tỉnh có tỷ lệ bao phủ nhà tiêu dưới 50% trong đó tập trung chủ yếu miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; Đặc biệt vẫn còn tới 5% hộ gia đình chưa có nhà tiêu và 12% hộ gia đình sử dụng cầu tiêu ao cá. Điều này có nghĩa là hiện có khoảng 17% hộ gia đình vẫn đang phóng uế bừa bãi ra môi trường. Các hành vi vệ sinh cá nhân còn nghèo nàn, chỉ có 17% người dân rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong những thời điểm cần thiết.
Theo ông Nguyễn Huy Nga, để tiếp tục cải thiện điều kiện vệ sinh tại Việt nam và thực hiện các mục tiêu đề ra Chính phủ Việt Nam đang rà soát Chiến lược Quốc gia về cấp nước và VSNT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó Việt Nam cam kết đảm bảo cung cấp nước sạch và Vệ sinh đạt tiêu chuẩn cho mọi người vào năm 2030; xóa bỏ phóng uế bừa bãi và đảm bảo các công trình cấp nước hoạt động bền vững theo hướng xã hội hóa vào năm 2025.
Việt Nam sẽ ưu tiên việc cung cấp dịch vụ cơ bản cho các xã nghèo nhất có tỷ lệ sử dụng nước và vệ sinh thấp và suy dinh dưỡng cao; cải thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực ở các cấp, nhất là tuyến xã và cộng đồng để thực hiện được mục tiêu đề ra.
PGS. TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, để triển khai các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn và sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành và sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Bên cạnh những nỗ lực và đầu tư của chính phủ, các cơ quan ban ngành địa phương, trong thời gian qua, chúng tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động và nhân rộng các mô hình thúc đẩy vệ sinh cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trong đó, chúng tôi trân trọng các hỗ trợ vô cùng hiệu quả của Ngân hàng Thế giới, công ty Unilever Việt Nam, … trong các nỗ lực thực hiện các sáng kiến bền vững để nâng cao điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho cộng đồng.
Phát biểu tại lễ mít tinh, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành tập trung thực hiện tốt 5 nội dung: tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe để mọi người hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm của người dân tham gia giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan đến sức khỏe; vận động người dân thay đổi thói quen, tập quán vệ sinh lạc hậu.
Bà Victoria Kwawa – Giám đôc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng, nhà vệ sinh không phù hợp, thói quen phóng uế sẽ ảnh hưởng tới chi phí cho sức khỏe nhiều hơn. Mỗi năm Việt Nam có tới 7 triệu trường hợp bị tiêu chảy, 2,4 triệu trường hợp bị giun sán, đó là chưa kể đến các bệnh dịch cũng như trẻ em bị suy sinh dưỡng do vệ sinh chưa đảm bảo. Chỉ có thay đổi hành vi vệ sinh sạch sẽ, có nhà vệ sinh ở mức độ tiếp cận toàn dân thì mới đạt được mục tiêu đề ra.
Thiện Ân

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng
Sống khỏe - 4 giờ trướcCác chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 16 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Sống khỏe - 19 giờ trướcKhi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 21 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...