Mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm
GiadinhNet - Theo thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong.
Đó là số liệu được nêu ra tại Hội thảo quốc tế “Công nghệ xanh cho chuỗi thực phẩm sạch” do trường Đại học Đông Á cùng với Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực Thực phẩm Việt Nam (VAFoST) và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Thế giới (IUFoST) tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 19/12.
Hội thảo có sự tham gia báo cáo, tham luận, thảo luận của các chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc (GS. Daryl Bert Lund - Đại học Wisconsin-Madison - viện sĩ Hàn lâm IUFoST; GS. Gerald G. Moy - Tổ chức Y tế thế giới (WHO); GS. Park Kwan Hwa - Viện sĩ Hàn lâm IUFoST - Nguyên chủ tịch Hội Khoa học Thực phẩm Hàn Quốc), cùng nhiều học giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các khoa chuyên ngành về Công nghệ thực phẩm ở Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia báo cáo, tham luận, thảo luận của các chuyên gia quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc...Ảnh: Đức Hoàng
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm trao đổi, trình bày các kết quả nghiên cứu mới nhất, các kinh nghiệm trong thực tế, các yêu cầu và đòi hỏi trong chiến lược xây dựng chuỗi thực phẩm sạch. Qua đó khuyến cáo các giải pháp hữu hiệu phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần giúp người tiêu dùng hạn chế tối đa dư lượng độc tố, chủ động trong chọn mua thực phẩm, yên tâm chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, cải thiện chất lượng sống và bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Đồng thời cũng góp phần gióng hồi chuông cảnh báo đến các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm trong trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Đây cũng là một trong chuỗi các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Thực phẩm các nước ASEAN lần thứ 15 (AFC 2017) được tổ chức tại Việt Nam.
Theo thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong. Nguyên nhân được xác định là xuất phát từ thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33%), thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (27%), thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tự nhiên (37,5%), thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch) hay các chất phụ gia (hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học) với dư lượng độc tố cao,…
Thống kê của Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư, trong đó có nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm “bẩn” (thực phẩm có sử dụng chất kích thích, chất tăng trọng, thuốc bảo vệ thực vật quá dư lượng). Bên cạnh đó, gần đây, một số vấn đề liên quan đến quản lý VSATTP, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm gây không ít khó khăn cho người sản xuất, tạo lo lắng cho người tiêu dùng.
Theo GS.TSKH Lê Văn Hoàng – Chủ tịch Hội đồng khoa học ĐH Đông Á, thực trạng thiếu VSATTP xảy ra thường xuyên ở nước ta. Chỉ một đoạn đường nhỏ ở thị trấn, thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc.
“Liệu những hàng quán đó có hợp VSATTP? Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh là những bãi rác bốc mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm? Vệ sinh đâu khi người bán dùng tay không bốc thức ăn rồi đặt vào tô? Ai cũng biết nhưng thản nhiên thưởng thức một cách bình thường với lí do giá ở đây rẻ, hợp túi tiền,…”, GS.TSKH Lê Văn Hoàng chia sẻ và cho biết nếu trước đây chỉ dừng ở hành vi vi phạm quy định như hàn the, phẩm màu, formol trong phở, trong tẩy ướp thủy sản,… thì giờ đây kiểu vi phạm đã trở nên tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường đang “cung không đủ cầu”.
Ông cho biết thêm, nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ rằng trước đó là cái gì?, là con cá tươi ngon hay chỉ là đống thịt đang lúc phân hủy? Nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm có danh tiếng đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP bị phát hiện sử dụng nguyên liệu đã mốc, lên men chứa đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm,…
“Chưa hết, những thứ mỡ thối kinh khủng lại tới lòng heo, nội tạng gia súc,… trăm thứ tội cũng từ quản lý quá yếu kém, chưa có cơ quan quản lý thống nhất. Nên cần phải có biện pháp cấp thiết hơn như: Sản xuất phải chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Cần nhiều cán bộ tổ chức VSATTP, kết quả kiểm tra chất lượng thống nhất và đáng tin cậy hơn. Chính sách nhà nước chặt chẽ hơn. Có chế tài xử lý nghiêm khắc, tránh rủi ro trong truyền thông về thực phẩm. Người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình bằng cách tự trang bị kiến thức tốt hơn, biết được những thành tựu công nghệ trong bảo đảm ATTP”, GS.TSKH Lê Văn Hoàng nhấn mạnh.
Đức Hoàng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 25 phút trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 20 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 1 ngày trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 1 ngày trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 2 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.