Mớm cơm có thể lây bệnh tay, chân, miệng
GiadinhNet - Bệnh tay, chân, miệng lưu hành hầu hết ở các tỉnh nước ta và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine dự phòng. Các báo cáo trước đây đều cho thấy số người mắc căn bệnh này giảm so với năm 2013. Tuy nhiên, những ngày gần đây, bệnh bắt đầu có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể lây lan nhanh qua nhiều thói quen thiếu vệ sinh hàng ngày.
|
Lễ hưởng ứng Chiến dịch Quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng tại tỉnh Cà Mau. Ảnh: D.Chiến |
Tay, chân, miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, nhưng ở một số trường hợp có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nặng như viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), những năm gần đây, bệnh tay, chân, miệng có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tính đến 20/5/2014, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo số ca mắc bệnh này đang gia tăng tại Trung Quốc (675.139 trường hợp mắc- tăng 1,9 lần), Ma Cao (1.321 trường hợp mắc- tăng 1,8 lần), Singapore (6.856 trường hợp mắc- tăng 1,03 lần) so với cùng kỳ năm 2013.
Tại nước ta, tích lũy từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận gần 27.000 trường hợp mắc bệnh tại 62 địa phương, có 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa- Vũng Tàu. So với cùng kỳ năm 2013, số ca mắc trên cả nước giảm 11,8%, số tử vong giảm 9 trường hợp.
Mặc dù số ca mắc và số tử vong đều giảm so với cùng kỳ năm 2013, nhưng Cục Y tế dự phòng nhận định, trong điều kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nếu không triển khai các biện pháp tích cực phòng chống thì nguy cơ dịch gia tăng trong thời gian tới là hoàn toàn có thể xảy ra.
Để phòng chống được bệnh tay, chân, miệng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Về ăn uống, Bộ Y tế khuyến cáo, thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay hay ngậm đồ chơi. Cũng không nên cho trẻ dùng chung, khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Để phòng tránh bệnh, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý làm sạch đồ chơi và nơi sinh hoạt hàng ngày. Cần thường xuyên lau sạch bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cánh cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế bằng xà phòng và các chất tẩy rửa thông thường…
Các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của con em để phát hiện bệnh kịp thời. Trong trường hợp phát hiện trẻ mắc bệnh, cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác. Trẻ bị bệnh cần phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không đưa trẻ đến lớp và chơi với trẻ khác nếu còn biểu hiện của bệnh.
Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay, chân, miệng. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày.
Bệnh do vius gây ra, nghĩa là không thể điều trị bằng kháng sinh. Các thuốc chống virus cũng không hiệu quả trong điều trị bệnh. Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách: - Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa; tránh những đồ uống có tính a xít như nước ngọt có ga hay nước cam). - Cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền và súp, vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn. - Dùng thuốc điều trị triệu chứng theo lời khuyên của bác sĩ. |

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.