Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: "Thủ phạm" là đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp

Thứ năm, 13:17 22/04/2021 | Sống khỏe

Ít ai ngờ, nguyên nhân gây ung thư cho cả gia đình này lại bắt nguồn từ những sản phẩm quen thuộc trong nhà.

Đài truyền hình vệ tinh Trung Quốc từng phát sóng về câu chuyện của gia đình bà Vương (Bắc Kinh). Người phụ nữ này bị chẩn đoán ung thư , điều kinh khủng là trước đó cả ba người trong gia đình bà đều đã lần lượt ra đi vì căn bệnh này.

"Bố tôi bị ung thư ruột kết , anh trai tôi bị ung thư não, chồng tôi bị ung thư gan, giờ đến lượt tôi mắc ung thư phổi", bà Vương chia sẻ trên truyền hình.

Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: Thủ phạm là đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp  - Ảnh 1.

Bà Vương chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình mình.

Điều kỳ lạ là cả gia đình bà Vương sinh hoạt rất đều đặn, không có thói hư tật xấu, vậy ung thư từ đâu mà ra?

Sau chương trình, các bác sĩ đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm phân tích, và cuối cùng đã phát hiện ra một độc tố gây ung thư mạnh, đó là "aflatoxin" trên chiếc thớt mà gia đình bà Vương sử dụng. Thăm khám kỹ lưỡng hơn, họ còn phát hiện có aflatoxin trên đũa gỗ của gia đình bà. Bà thú nhận gia đình mình sử dụng thớt, đũa đã nhiều năm nhưng không thường xuyên rửa, phơi và thay mới nên hình thành nấm mốc từ lâu.

Một gia đình 4 người lần lượt mắc bệnh ung thư: Thủ phạm là đồ vật chứa chất độc gấp 10 lần kali xyanua có ngay trong bếp  - Ảnh 2.

Các chuyên gia phát hiện "aflatoxin" trên chiếc thớt mà gia đình bà Vương sử dụng.

Độc tố Aflatoxin được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư loại 1. Độc tính của nó gấp 68 lần asen, 10 lần kali xyanua, chỉ cần 1mg là có thể gây ung thư, 20mg trực tiếp gây tử vong. Aflatoxin không mùi, không vị, không màu. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.

Ngoài thớt gỗ, aflatoxin thường tồn tại trong những vật dụng gây ung thư khác trong gia đình

Chất gây ung thư cực độc này tồn tại rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bao gồm:

1. Nấm ngâm lâu

Nấm có chứa nhiều protein và chất xơ, không phải là độc tố, tuy nhiên sau một thời gian ngâm nước nấm có thể bị biến chất sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư. Hoặc sinh ra các vi sinh vật gây bệnh.

2. Các loại hạt bị mốc/ đắng

Nếu ăn phải các loại hạt bí, hạt hướng dương vị đắng, bạn cần phải nhổ ra khỏi miệng và súc miệng kịp thời, vì vị đắng của các loại hạt là do độc tố aflatoxin sinh ra trong quá trình ẩm mốc, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

3. Bơ đậu phộng kém chất lượng

Để giảm giá thành, một số cơ sở kinh doanh sử dụng lạc giã nhỏ, thậm chí cả vừng, lạc hư hỏng để làm bơ đậu phộng. Đây chính là nguyên nhân khiến bơ đậu phộng có chứa aflatoxin. Đồng thời, các cơ sở kém chất lượng cũng không thể bảo quản sản phẩm được lâu. Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh trong sản phẩm bơ đậu phộng lúc nào không biết.

4. Đậu phộng, ngô dự trữ lâu ngày

Aspergillus flavus dễ sinh sản trong các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, chẳng hạn như đậu phộng và ngô. Tinh bột có thể sinh ra nấm Aspergillus flavus, tạo nên độc tố afaltoxin gây ung thư gan.

5. Dầu tự ép kém chất lượng

Nhiều người nghĩ rằng dầu tự ép hoàn toàn được làm bằng tay và nó rất an toàn. Nhưng trên thực tế, một số loại dầu tự ép giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường thường đã được sản xuất bằng đậu phộng hoặc hạt hướng dương bị mốc, từ đó khiến dầu ăn tự ép có chứa aflatoxin. Ngoài ra, quy trình ép dầu ở các xưởng nhỏ hoặc gia đình khá đơn giản và không thể loại bỏ các chất độc hại, gây nguy hiểm cho người dùng.

Làm sao để tránh xa độc tố aflatoxin gây ung thư?

Để tiêu diệt aflatoxin cần nhiệt độ cao 280 độ C, do vậy nhiệt độ sôi thông thường là 100 độ C không thể tiêu diệt được chúng. Nếu muốn tránh xa chúng, bạn phải hình thành thói quen: vứt bỏ hạt mốc, nhổ những loại hạt đắng. Sau khi rửa sạch đũa và thớt, hãy cố gắng phơi thật khô trước khi cất vào tủ, vệ sinh hộp đựng đũa thường xuyên bởi phần đáy hộp dễ bị mốc.

Thớt cần được dùng tách riêng đồ sống và đồ chín. Được làm sạch ngay sau khi sử dụng để tránh các cặn thức ăn bám dính lại.

Các chuyên gia quan sát qua kính hiển vi cho thấy, đũa cũng là vật dụng gây ung thư. Đũa càng sử dụng lâu thì số lượng vi khuẩn càng cao. Đũa đã được sử dụng hơn 6 tháng có thể sinh ra độc tố aflatoxin vì vậy bạn nên thay mới trước thời điểm này.

Tiều Vy


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 16 giờ trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đậu xanh không chỉ giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường mà còn tốt cho người thừa cân, béo phì, người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch...

Top